,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
910178
Trị tổn thương thần kinh cột sống bằng tế bào gốc
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Trị tổn thương thần kinh cột sống bằng tế bào gốc

Cập nhật lúc 22:53, Chủ Nhật, 18/03/2007 (GMT+7)
,

Các nhà khoa học Mỹ đang chuẩn bị thử nghiệm điều trị tổn thương thần kinh cột sống bằng liệu pháp tế bào gốc. Cuộc thử nghiệm tiến hành trên 400 bệnh nhân với  chi phí khoảng 26 triệu USD.

SC01CMS.jpg

Nghiên cứu tế bào gốc trong phòng thí nghiệm (Ảnh: AP)

Năm 2008, cuộc thử nghiệm trên bắt đầu được tiến hành. Mục đích là giúp đỡ 400 bệnh nhân bị tổn thương thần kinh cột sống đến từ Hồng Kông, Trung Quốc đại lục và Đài Loan tái tạo tế bào mới và dây thần kinh mới.

Các chuyên gia sẽ đưa trực tiếp tế bào gốc từ máu ở cột sống vào thần kinh cột sống của người bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ được tiêm thêm Li-ti (Li) để kích thích tế bào mới tái sinh. Giáo sư Dương Vĩnh Uy (Yang Yong Wei), người Mỹ gốc Hoa, một chuyên gia của trường Đại học Rutgers bang New Jersey và là người tham gia chương trình này cho biết:

Đợt thí nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 này tập trung vào việc thử nghiệm độ an toàn và tính khả thi của thí nghiệm.

Các nghiên cứu viên đang thử tiêm Li-ti cho 20 bệnh nhân ở Hồng Kông, vì loại nguyên tố này có thể thúc đẩy tế bào tái sinh.

Những tế bào gốc này được lấy từ kho máu và máu từ cột sống của người cho máu, tế bào gốc sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh cùng với Li-ti. Như vậy, cơ thể bệnh nhân có thể sinh ra những sợi thần kinh mới và những "chiếc cầu", tác dụng của những "chiếc cầu " là sự kết nối giữa những sợi mới phát triển với những bộ phận khác của cột sống.

Ngoài ra, họ còn quan sát thêm phản ứng thần kinh của người bệnh, độ nhạy cảm của xúc giác và sức của 10 loại cơ tiêu chuẩn.

Tế bào gốc là tế bào nguyên thuỷ nhất trong cơ thể người, chúng phân bố trong các tổ chức và máu trong cơ thể. Cho dù tế bào gốc được lấy từ người lớn hay từ trong thai nhi thì đều có thể giúp chúng ta tìm thấy biện pháp chữa trị các loại bệnh nan y như ung thư, tiểu đường.

Năm 1998, thành công của các nhà khoa học Mỹ trong việc ghép và phát triển ngoài cơ thể tế bào gốc từ người đã dấy lên phong trào nghiên cứu tế bào gốc trên toàn thế giới.

Anh cũng là một trong những nước dẫn đầu trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc, và hợp pháp hoá việc nghiên cứu này bằng việc cho phép các nhà khoa học nuôi dưỡng, nhân bản phôi thai để nghiên cứu tế bào gốc. Các nhà khoa học có thể dùng phôi thai bỏ đi để nghiên cứu tế bào gốc và những nghiên cứu khác, họ cũng có thể áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để nuôi dưỡng nghiên cứu phôi thai.

Đến nay, luật pháp mới đã cho phép các nhà nghiên cứu thông qua nhân bản để tạo tế bào gốc, nhưng mọi phôi thai đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu phải được huỷ bỏ sau 14 ngày.

Israel tuy chưa xây dựng luật quản lý nghiên cứu nhân bản tế bào gốc, nhưng vẫn cho phép nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai bỏ đi.

Đầu tháng 11/2006, các nhà khoa học Israel đã tuyên bố lần đầu tiên thành công trong việc sử dụng tế bào gốc từ phôi thai người nuôi dưỡng được tế bào tim. Những tế bào tim này cũng có chức năng đập tự nhiên. Năm 1999, Isarel thông qua Luật cấm nhân bản người. Luật này có hiệu lực trong 5 năm.

  • Tuyết Nhung (Tổng hợp từ www.chinainfo.gov.cn và các báo khác)
,
,