Trung Quốc lên lịch tiến vào vũ trụ
Trung Quốc đã lên lịch tiến vào vũ trụ. Tháng 9/2007, khảo sát Mặt Trăng; năm 2012, đáp xuống Mặt Trăng; năm 2009: Trung - Nga kết hợp thăm dò Sao Hoả. 30 năm nữa, mục tiêu là Sao Hỏa, Sao Kim. Trung Quốc tăng tốc thăm dò vũ trụ...
Hai phi hánh gia Trung Quốc Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng trong chuyến bay của tàu Thần Châu 6 vào ngày 12/10/2005 (Ành: XINHUA)
Bắt đầu từ năm nay, kế hoạch thăm dò vũ trụ của Trung Quốc sẽ tăng nhanh tốc độ so với trước đây.
Trung Quốc đã lên lịch để tiến vào vũ trụ.
Theo lịch dự kiến thì năm 2007: Tàu Hằng Nga bay đến mặt trăng; năm 2008: Thần Châu 7 bay vào vũ trụ; năm 2009: Trung - Nga kết hợp thăm dò Sao Hoả; năm 2012: Thực hiện "Kế hoạch Khoa Phụ" (lấy theo tên trong tích truyện Khoa Phụ đuổi Mặt Trời) lập trạm cứ điểm không gian vũ trụ.
Tháng 9/2007: Phóng vệ tinh khảo sát Mặt Trăng
Hiện nay, các công việc chuẩn bị đều đang được thực hiện theo kế hoạch đã định.
Việc lựa chọn thời điểm phóng vệ tinh "Hằng Nga 1" được lựa chọn rất khắt khe để cho "Hằng Nga 1" có thể tìm được góc độ thích hợp nhất giữa trái đất, mặt trăng và mặt trời và đi vào quỹ đạo mặt trăng một cách thuận lợi.
"Hằng Nga 1" dự định sẽ thực hiện 4 mục tiêu khoa học: Vẽ bản đồ mặt trăng ba chiều hoàn chỉnh, thực hiện việc thăm dò phân bố các loại vật chất và hàm lượng các nguyên tố hoá học trên bề mặt Mặt Trăng, thăm dò thổ nhưỡng trên Mặt Trăng và thăm dò môi trường không gian trên Mặt Trăng.
Trung Quốc đặt tên hai phi hành gia Trung Quốc cho hai tiểu hành tinh Hội thiên văn quốc tế vừa đồng ý cho Trung Quốc đặt tên hai phi hành gia Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng cho hai tiểu hành tinh mới. Tên mật mã của hai tiểu hành tinh này là 9512 và 9517, trùng thời điểm tàu Thần Châu VI được phóng vào vũ trụ và trở về Trái Đất. Tàu Thần Châu VI chở theo hai phi hành gia Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng đã cất cánh ngày 12/10/2005, bay vòng quanh Trái đất trong 5 ngày và trở về vào ngày 17/10/2005. Từ năm 1979, Trung Quốc đã tiến hành đặt tên cho các tiểu hành tinh mới phát hiện bằng tên của những người có nhiều đóng góp cho ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc như Dương Lợi Vĩ, tuổi lớn Qian Xuesen, cha đẻ của ngành công nghiệp tên lửa và vũ trụ Trung Quốc và Yang Zhenning, nhà khoa học đoạt giải Nobel vật lý. (Theo TTO/XINHUA)
Toàn bộ công trình thăm dò được chia thành ba giai đoạn "Bay vòng quanh, hạ cánh và trở về".
Theo kế hoạch, năm 2008, Thần Châu 7 sẽ được phóng lên vũ trụ, chở theo 3 nhà du hành và thực hiện cuộc đi bộ ngoài không gian.
Theo giới thiệu của Tổng thiết kế sư của tàu Thần Châu - ông Thích Phát Nhẫn (Qi Fa Ren), tàu Thần Châu 7 sẽ cùng với tàu Thần Châu 9 cùng thực hiện sự ghép nối giữa hai thiết bị bay, từ đó xây dựng một trạm không gian có quy mô thích hợp và lấy đó làm căn cứ quan sát Trái Đất.
"Kế hoạch Khoa Phụ" của Trung Quốc sẽ gồm 3 vệ tinh, nếu kế hoạch này được thực hiện đúng theo dự kiến thì đây sẽ là kế hoạch thăm dò không gian Trái Đất và Mặt Trời hệ thống đầu tiên trên thế giới.
Kế hoạch này sẽ giúp các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu môi trường giữa trái đất và mặt trời, cung cấp những số liệu dự báo môi trường không gian xấu và thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật thăm dò không gian sâu của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc.
2012: Đáp xuống Mặt Trăng, nhưng từ bây giờ đã nhìn về Sao Hỏa
Sau khi "Hằng Nga 1" bay vào không gian thuận lợi, công trình "Hằng Nga giai đoạn 2" sẽ nhanh chóng đi vào giai đoạn mang tính thực chất, lúc đó sẽ tiến hành thăm dò tiếp đất mềm từ 2-3 lần, trong đó năm 2012, kế hoạch sẽ phóng một thiết bị tiếp đất mềm lên Mặt Trăng.
Một phụ nữ Trung Quốc đang say sưa đọc báo theo dõi chuyến bay Thần Châu 6 vào cuối năm 2005. Ảnh: CRI
Năm 2017, hành động "Công trình Hằng Nga giai đoạn 3" sẽ phóng một thiết bị tiếp đất mềm lên Mặt Trăng, thiết bị tiếp đất mềm này không những phải thu thập mẫu đất Mặt Trăng và nham thạch, mà còn phải cùng với khoang phản hồi trở về trái đất.
Trong "Quy hoạch phát triển khoa học không gian" của Trung Quốc, công trình đưa người vào không gian và thăm dò mặt trăng được xếp ở vị trí đầu tiên trong số 6 mục tiêu lớn trong bản kế hoạch phát triển KHKT trung và dài hạn.
Với hy vọng trong vòng 30 năm tới sẽ thực hiện thăm dò Sao Hoả và Sao Kim, sau 2 năm nữa, Trung Quốc sẽ cùng với Nga kết hợp thăm dò Sao Hoả.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có một mục tiêu nữa là " hết sức tranh thủ ưu thế hợp tác quốc tế trong khoa học không gian, tham gia các kế hoạch thăm dò môi trường không gian Sao Hoả Trung-Nga, tham gia kế hoạch lập đài thiên văn tử ngoại không gian thế giới và kế hoạch vệ tinh nhỏ thăm dò vụ nổ mặt trời Trung - Pháp".
Đối với "Kế hoạch thăm dò môi trường không gian Sao Hoả Trung-Nga", hiện nay hai nước đã đạt được những thoả thuận ban đầu về vấn đề kỹ thuật, bước tiếp theo sẽ là những thoả thuận về mặt thương mại và cố gắng ký kết được những thoả thuận liên quan.
-
Tuyết Nhung (Tổng hợp theo Tân hoa xã)