Các loại rối loạn giấc ngủ
11:49' 06/10/2003 (GMT+7)

Không ngủ được, ngủ quá nhiều hoặc đi lại một cách vô thức trong đêm... Chứng bệnh phổ biến này gây không ít phiền hà cho cả người lớn và trẻ em. Hãy đánh giá chất lượng giấc ngủ cũng như sức khoẻ bản thân và người thân trong gia đình dựa vào những loại rối loạn dưới đây.

 

Mất ngủ

Muốn biết có mất ngủ thật không, người ta không dựa vào thời gian ngủ ngắn hay dài vì điều này dễ thay đổi tuỳ từng người, mà chủ yếu dựa vào sự thay đổi gần nhất về thời gian ngủ và cảm nhận của người bệnh (mệt mỏi khi thức dậy, có cảm giác chủ quan là ngủ không tốt).

Các loại mất ngủ


- Mất ngủ cấp tính: Thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, do những hoàn cảnh của bên ngoài chi phối như choáng hoặc xúc động mạnh, lo âu nghề nghiệp, đau...

- Mất ngủ mạn tính: Gồm một số rối loạn như nằm lâu mới ngủ được (do lo âu). hay thức giấc trong đêm về sáng rồi không ngủ lại được nữa (thường do nguyên nhân trầm cảm, mất ngủ hoàn toàn (do bệnh tâm thần nặng gây cơn hưng cảm, chứng u sầu, lú lẫn tâm thần, sa sút trí tuệ...). Ngoài ra còn có những loại khó ngủ mà bệnh nhân không biết, vẫn nghĩ là mình ngủ tốt, nhưng thực ra trong khi ngủ hay nằm mơ và hay thức giấc.

Điều trị:

Lúc đầu, nên thực hiện những biện pháp đơn giản: Chỉ đi ngủ khi nào thấy buồn ngủ thực sự. Một giờ trước khi đi ngủ không xem sách, đọc báo, xem phim căng thẳng, nếu không ngủ được thì không nằm mãi trên giường mà nên dậy, làm một số việc nhẹ nhàng, bữa tối không ăn quá no.

Khi dùng thuốc ngủ, thuốc an thần nhẹ, thậm chí thuốc chống trầm cảm, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, nếu không sẽ bị ngủ gà vào sáng hôm sau; nặng hơn có thể bị quen thuốc (dùng thuốc với liều lượng ngày càng cao) hoặc lệ thuộc thuốc (nghĩa là chỉ có thể ngủ được nếu dùng thuốc).

Ngủ nhiều

Ngủ nhiều có thể do tâm lý (lo âu, trầm cảm) hoặc do dùng thuốc an thần kinh, do bị bệnh thần kinh (xơ cứng từng mảng, khối u nội sọ), chấn thương sọ não, ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn. hay gặp nhất là kiểu ngủ gà. Các kiểu ngủ khác ít gặp hơn, thậm chí rất hãn hữu, như chứng ngủ rũ (những cơn ngủ đột nhiên ập đến và bệnh nhân thường bị mất trương lực cơ - hội chứng Gelineau).

Điều trị: Điều trị bằng cách chữa căn nguyên gây bệnh, dùng các thuốc chống trầm cảm, thậm chí đôi khi phải dùng amphetamine. Thầy thuốc còn dùng madafinil vì thuốc này được dung nạp tốt và có hiệu lực hơn những thuốc khác, nhất là không gây những tác dụng phụ về tâm thần hoặc tim mạch.

Loạn chất lượng giấc ngủ

Thể bệnh hay gặp nhất của loạn chất lượng giấc ngủ là trạng thái miễn hành (có người gọi là mộng du), gặp chủ yếu ở trẻ em 6-12 tuổi, cơ chế sinh bệnh chưa rõ. Bệnh kéo dài trong nhiều năm rồi dần mất đi, nhưng có thể xuất hiện lại khi trưởng thành khi bị xúc động mạnh.

Biểu hiện: Đang đêm trong khi ngủ, bệnh nhân tỉnh dậy rồi có một số hành vi khác thường như ngồi dậy, mặc quần áo, đi lại, mở cửa, trèo cây...; một lúc sau lại về giường nằm. Rất khó đánh thức bệnh nhân vào lúc ấy, và thực ra cũng không cần phải làm như vậy.

Điều trị & phòng ngừa: Đây là trạng thái rối loạn giấc nhủ nhẹ và lành tính, không cần phải điều trị. Hãn hữu lắm mới phải điều trị một số trường hợp bằng thuốc chống trầm cảm. Nhưng quan trọng là phải đề phòng không để xảy ra tai nạn cho bệnh nhân, như đóng tất cả cửa sổ, cửa ra vào truớc khi ngủ, cất giấu mọi độ vật nguy hiểm đến tính mạng.

GS. Phạm Gia Cường, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giải đáp thắc mắc về bệnh béo phì (04/10/2003)
Tự theo dõi và bảo vệ mình khi có thai (04/10/2003)
Chữa bệnh 'máu trắng' trẻ em (04/10/2003)
Hạn chế triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch (03/10/2003)
Trị lang ben (02/10/2003)
Nguời bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn uống gì? (02/10/2003)
Để cá làm lợi cho sức khoẻ (02/10/2003)
Nuôi dưỡng người bệnh ung thư (01/10/2003)
Xử trí khi thân nhiệt trẻ sơ sinh thay đổi (01/10/2003)
Phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt (01/10/2003)
Bệnh hen có nguy hiểm cho thai nghén? (30/09/2003)
9 dấu hiệu báo động bệnh ung thư (30/09/2003)
9 dấu hiệu báo động bệnh ung thư (29/09/2003)
Sốt xuất huyết và biến chứng chảy máu trong nhãn cầu (29/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang