Khám phá vùng nhạy cảm trên cơ thể phái đẹp
18:23' 01/11/2003 (GMT+7)
Phụ nữ dường như có chung một vùng nhạy cảm nhất?

''Giờ G'', ''Điểm G'' và bây giờ lại là ''Vùng G''? Trên cơ thể người phụ nữ có một vùng nhạy cảm thầm kín mà không phải người đàn ông nào, thậm chí kể cả chủ nhân cũng biết. Tuy nhiên vùng này lại có khả năng gây khoái cảm mạnh mẽ cho phái đẹp. Được đặt tên là G, bộ phận này của cơ thể sẽ mang lại hạnh phúc chăn gối cho người phụ nữ nếu biết tận dụng nó.

 

''Vùng G'' là gì?

Vào năm 1944, bác sĩ sản phụ người Đức Ernst Grafenberg với sự cộng tác của bác sĩ sản phụ người Mỹ Robert Dickinson đã công bố phát hiện về một vùng nhạy cảm tình dục mà theo họ nằm ở phía mặt trước âm đạo. Bác sĩ Grafenberg đã tình cờ tìm ra vùng này trong một lần khám phụ khoa cho một phụ nữ. Khi ông vô tình chạm tới vùng này, bà ta đã không kiềm chế được và khẽ rên lên vì khoái cảm.

Thuật ngữ ''Vùng G'' bắt đầu được dùng một cách phổ biến trong cuốn sách (NXB Dell, New York, 1983). Vùng G thường được dùng để gọi tắt vùng nhạy cảm của phụ nữ do bác sĩ Grafenberg phát hiện ra.

Thuật ngữ vùng G quả thực đã gây ra nhiều tranh cãi về sự tồn tại của nó. Giới báo chí đôi lúc còn gây hiểu nhầm bằng cách dùng từ ''điểm G'' để ám chỉ vùng nhạy cảm này. Vậy thực sự vùng G hay một điểm G có tồn tại ở mọi phụ nữ không?

Tìm vùng G ở đâu?

Niệu đạo của phụ nữ chạy dọc theo mặt phía trên của âm đạo, khoảng ở giữa âm đạo và xương mu. Vùng G được coi là phần mô nằm sau xương mu, bao quanh niệu đạo và rộng khoảng 3cm cho tới 5cm. Có thể xác định vùng này bằng cách đưa ngón tay trỏ vào bên trong âm đạo khoảng 2 đốt và móc lên phía trên. Vùng này có thể gây hưng phấn khi được kích thích bằng cách massage từ phía trong.

Để dễ dàng nắm được khái niệm thì vùng G ở phụ nữ cũng tương tự như tuyến tiền liệt của nam giới. Nếu so sánh thì tuyến tiền liệt ở nam giới cũng nằm sau xương mu và quanh niệu đạo. Hai ống dẫn tinh cũng nối tới nơi này. Ở nam giới, vùng này có chức năng sản xuất ra chất nhầy tinh dịch (không chứa tinh trùng). Việc kích thích liên tục vùng này có thể dẫn tới tình trạng hưng phấn cao độ.

Vùng G nhạy cảm đến đâu?

Như chúng ta đã biết, vùng G là thể mô xốp nằm quanh niệu đạo của phụ nữ. Khi người phụ nữ cảm thấy hưng phấn tình dục, thể mô xốp này dồn tích máu lại, cương lên và tăng kích thước đáng kể. Bạn có thể cảm nhận được vùng này nếu chạm vào nó từ phía âm đạo. Phần lớn phụ nữ đạt được trạng thái cực khoái khi vùng này được kích thích.

Đôi khi trạng thái cực khoái đi kèm với sự ''xuất tinh'' ở phụ nữ. Nhiều chị em nhầm tưởng rằng trong lúc không kiềm chế được, mình đã trót mót tiểu ra ngoài. Thực ra, chất lỏng được xuất ra không phải là nước tiểu mà chính là chất nhầy do thể mô xốp của vùng G phát tiết ra. Tuy nhiên một số phụ nữ sẽ không cảm thấy gì ở vùng G và thậm chí một số khác còn cảm thấy hơi nhột khi bị kích thích. Sẽ chẳng có gì bất bình thường nếu chị em không phát hiện được cảm giác ở vùng G của mình.

Chỉ có một vùng nhạy cảm?

Như vậy vùng G quả thật tồn tại ở phái đẹp, tuy rằng một số chị em có thể không có phản ứng gì ở vùng này. Một lời khuyên để có cuộc sống tình dục hạnh phúc là người chồng cần phải biết dịu dàng, tự khám phá những nơi nhạy cảm ở người vợ. Thật sai lầm nếu quan niệm rằng khoái cảm tình dục chỉ tồn tại ở một vùng duy nhất và thất vọng nếu bạn không tìm ra.

Xin trích dẫn lại lời của bác sĩ Grafenberg:
''Không có một vùng nào trên cơ thể phụ nữ lại không thể tạo ra khoái cảm. Vấn đề là cần phải biết đánh thức nó''.

(Quỳnh Anh - Theo Doctorg.com)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chữa gù vẹo cột sống (01/11/2003)
Phòng tránh bệnh hay gặp mùa mưa lạnh (01/11/2003)
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim (31/10/2003)
Khắc phục chứng đau khi chăn gối ở phụ nữ (31/10/2003)
Mỗi lứa tuổi nên tránh thai một kiểu (30/10/2003)
Trị viêm tuyến vú bằng Đông y (30/10/2003)
Bệnh Crohn (30/10/2003)
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có ảnh hưởng đến sinh đẻ? (30/10/2003)
HIV có lây nhiễm qua dụng cụ cắt tóc? (29/10/2003)
Giải toả khó chịu trước kỳ kinh (29/10/2003)
Chữa tiểu đường bằng dược thảo (28/10/2003)
Phát hiện sớm bệnh xơ cứng bì (28/10/2003)
Cho trẻ ăn dầu hay mỡ? (28/10/2003)
Làm gì khi xét nghiệm không có tinh trùng? (28/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang