Chàm núm vú
13:48' 12/11/2003 (GMT+7)

Hỏi: Cháu 19 tuổi, vòng ngực hơi nhỏ, trên giữa đầu núm vú trái xuất hiện những vảy màu nâu đen, dễ bị mềm nứt khi gặp nước. Khi vảy dày, có thể cạy ra nhưng thời gian sau lại xuất hiện. Xin hỏi cháu bị bệnh gì? Đây có phải là nguyên nhân làm cho vú nhỏ? Bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ?

Trả lời: Theo mô tả thì cháu mắc bệnh chàm núm vú. Bệnh này hay gặp ở những người có cơ địa dễ dị ứng. Lúc đầu có thể bị đỏ một bên núm vú, sau đó xuất hiện các mịn nước nhỏ li ti, chảy nước, đóng vảy tiết. Nhiều trường hợp mụn nước vừa lên đã bị vỡ ngay để lại vảy tiết vàng ẩm và dính. Vảy này có thể tự bong ra do ta bóc đi, nên da ở dưới ẩm, màu hồng nhạt. Ngay sau đó, một vảy tiết mới lại được hình thành.

Đôi khi bệnh nhân thấy rát và ngứa. Một số người do quá ngứa đã chà xát và gãi làm cho núm vú và vùng da xung quanh núm vú dày lên, có màu nâu nhạt với những đường hằn sâu xuống da. Bệnh nhân có thể bị tổn thương ở cả hai bên núm vú. Về mùa đông có thể bị nứt núm vú, còn gọi là nứt cổ gà. Càng cho nước vào nhiều thì càng nứt.

Về điều trị, cháu không nên cạy vảy, chỉ nên tắm ngày một lần và rửa nhẹ nhàng núm vú khi tắm, không dùng xà phòng, không gãi, không cạo. Cháu có thể dùng một số chế phẩm có chứa steroid có hoạt phổ và nhẹ như Flucinar, Sylanar, Eumovate, Elomet, Flucicort... bôi ngày một lần trong 2-4 tuần. Sau đó dùng một chế phẩm làm mềm dịu da như kem vitamin E. Nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như Ampicillin, Erthromycin, Rovamycin... Cần dùng một đợt thuốc kháng histamin như Loratadin, Chlorpheniramin, Theralen...

Bệnh của cháu không phải là nguyên nhân làm cho vú nhỏ, và cũng không ảnh hưởng đến việc sinh con. Tuy nhiên, nếu khi cho con bú mà chưa khỏi bệnh thì khi bé mút đầu vú sẽ làm cho tổn thương khồn liền lại được. Nếu tổn thương chỉ khu trú ở một bên núm vú và tái phát dai dẳng, mà điều trị như trên vẫn không đỡ, cháu nên đi khám ở các cơ sở da liễu để được loại trừbệnh Paget. Không nên bôi hoặc đắp thuốclinh tinh khikhông có chỉ địnhcủa bác sĩ vì có thểlàm cho tổn thương da trầm trọng thêm hoặc gâynhiễm trùng. Cháu nên điều trị sớm để bệnh chóng lành.

TS. Nguyễn Thị Lai, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chữa viêm xoang do nấm (11/11/2003)
Cai thuốc lá để chống béo phì (11/11/2003)
Cắt bỏ tử cung có ảnh hưởng đời sống vợ chồng? (10/11/2003)
Phát hiện sớm ung thư gan (10/11/2003)
Trị chứng nhiều mồ hôi nách (09/11/2003)
Trục trặc sức khoẻ của nam giới tuổi trên 40 (08/11/2003)
Thư giãn bằng bấm huyệt (08/11/2003)
Đẻ cắt tầng sinh môn, lợi bất cập hại (07/11/2003)
Tại sao chỉ có một thận mà vẫn sống bình thường? (07/11/2003)
Cà chua có nhiều chất chống ung thư (07/11/2003)
Phòng chống tiểu đường bằng món ăn từ đậu (07/11/2003)
Nhiễm mỡ gan do rượu (06/11/2003)
Trị chứng nghiến răng khi ngủ (05/11/2003)
Chăm sóc răng sữa cho trẻ (05/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang