TP.HCM:
30% mẫu nước uống trường học không bảo đảm vệ sinh
17:11' 18/11/2003 (GMT+7)

Sau khi xét nghiệm mẫu nước lấy từ các trường học trên địa bàn TP.HCM trong 3 tháng đầu năm học 2003-2004, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM phát hiện khoảng 30% thiết bị lọc nước cho sản phẩm chưa sạch.

Học sinh vẫn thiếu nước uống sạch.
Xét nghiệm 41 mẫu nước ở các trường thuộc quận 10, có đến 16 mẫu không đạt. Trong đó có 13 mẫu không đạt về tiêu chuẩn vi khuẩn hiếu khí, 9 mẫu không đạt do có vi khuẩn coliforms (loại này có trong phân người và gia súc), 5 mẫu không đạt vì có vi khuẩn coliform faecal (có trong phân người và gia súc) và một mẫu không đạt về vi khuẩn clostridium perfringens (loại vi khuẩn sống trong môi trường không có không khí).

Tại quận 9, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố xét nghiệm 42 mẫu và phát hiện đến 20 mẫu không đạt. Cụ thể có 20 mẫu không đạt về tiêu chuẩn vi khuẩn hiếu khí, 12 mẫu không đạt có hiện diện vi khuẩn coliforms, 12 mẫu không đạt có hiện diện vi khuẩn coliform faecal. Tương tự, mẫu nước ở các trường học thuộc quận 3, 8, 11, huyện Bình Chánh... cũng có tỉ lệ mẫu không đạt khá cao.

Theo nhận xét của Trung tâm Y tế dự phòng, mức độ mẫu không đạt so với cùng kỳ năm 2003 vẫn chưa có chiều hướng giảm. Nhiều trường sử dụng dụng cụ chứa nước cũng như thiết bị lọc nước không được làm vệ sinh thường xuyên dễ dẫn đến nhiễm bẩn. Một số trường ở các quận, huyện vùng ven như Gò Vấp, quận 9... vẫn còn sử dụng nước giếng tại chỗ cho học sinh uống không bảo đảm an toàn vệ sinh.

Cẩn thận với máy lọc nước


Thị trường thiết bị lọc nước hiện nay khá phức tạp về chất lượng, cũng như xuất xứ. Có loại thiết bị chỉ đơn giản là một ống lọc bằng sứ, bằng vải hoặc sợi tổng hợp nhưng cũng có loại thiết bị lọc đa tầng. Theo các nhà chuyên môn, hiện nay phần lớn các cơ sở lắp ráp thiết bị lọc nước thường mua linh kiện trôi nổi để lắp ráp, trong đó có bộ phận quan trọng là thiết bị lọc không bảo đảm chất lượng. Phần vỏ bình, vỏ hộp sử dụng nguyên liệu có nhiều tạp chất có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Kỹ sư Tống Kim Ty cho biết, loại thiết bị lọc nước bằng lõi sứ chỉ có khả năng lọc thô. Riêng sứ sản xuất trong nước được làm từ nguyên liệu khoáng silicat có kích thước lỗ khá lớn (từ 50 micromet trở lên) nên không có khả năng lọc được cặn bẩn có kích thước nhỏ; càng không lọc được vi khuẩn. Loại sứ siêu lọc có thấm bạc sẽ lọc tốt hơn nhưng giá rất đắt nên ít người mua. Tương tự, ống lọc có chứa than hoạt tính cũng chỉ có tác dụng lọc thô.

Theo các nhà chuyên môn, để có được chất lượng nước tốt, cần phải có thiết bị lọc đúng kỹ thuật bảo đảm chất lượng và ngay cả trường hợp sử dụng thiết bị lọc đạt chất lượng cũng phải thường xuyên làm vệ sinh, thay thế bộ lọc mới sau một thời gian sử dụng thì chất lượng nước mới bảo đảm. Riêng những thiết bị lọc đa tầng cần phải lắp đặt đúng kỹ thuật, bảo trì thường xuyên.

(Theo NLĐ)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phụ nữ dùng estrogen thế nào cho an toàn? (18/11/2003)
Di tinh và di niệu (18/11/2003)
Tự xoa bóp phòng chống phì đại tiền liệt tuyến lành tính (18/11/2003)
Sẵn sàng thực phẩm cho SEA Games 22 (17/11/2003)
Hội chứng buồn chân và cách chữa trị (17/11/2003)
Để có đêm tân hôn tuyệt diệu (17/11/2003)
Thuốc phiện và béo phì - kẻ thù của khả năng sinh sản (17/11/2003)
Tự xoa bóp phòng chống phì đại tiền liệt tuyến lành tính (16/11/2003)
Phòng chữa bệnh ung thư da (16/11/2003)
Đồng tính luyến ái, do khiếm khuyết thể chất hay tinh thần? (15/11/2003)
Quả trám chữa bệnh mùa đông (14/11/2003)
Chữa viêm môi (13/11/2003)
Bài tập thể dục cho phụ nữ mang thai (13/11/2003)
Thuốc tránh thai đắt có phải là thuốc tốt? (13/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang