Cân nhắc khi quyết định sinh mổ
11:43' 08/12/2003 (GMT+7)

Sinh mổ càng “thoải mái” bao nhiêu (chỉ mất 15-20 phút/ca) thì lại càng đe dọa sinh mệnh và sức khỏe em bé và bà mẹ bấy nhiêu. Theo các bác sĩ sản khoa hàng đầu tại TP.HCM, nếu không có chỉ định sinh mổ, các thai phụ nên cố gắng “đẻ đau” theo cách tự nhiên, vì tránh được nhiều tai biến.

Các thai phụ chờ siêu âm khám thai.

Khi bào thai đủ ngày đủ tháng (thông thường 39-40 tuần) thai phụ bắt đầu cảm thấy đau chằng bụng dưới và xuất hiện những cơn co tử cung... Thời kỳ chuyển dạ đã bắt đầu cho việc sinh con và trẻ sơ sinh chào đời, bắt đầu cuộc sống mới. Đây là diễn tiến của cuộc sinh con tự nhiên qua đường âm đạo.

Một số trường hợp bệnh lý của mẹ hoặc của con được chỉ định sinh mổ như:

- Mẹ: có bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường hay dị tật khung chậu...

- Con: thai nhi lớn, hay có dị tật, có nguy cơ nhiễm trùng do vỡ ối sớm.

- Tình trạng bất đối xứng đầu – chậu; nhiều khả năng gây nguy hiểm cho cả mẹ – con...

Sinh mổ là can thiệp phẫu thuật cần thiết để kết thúc thai kỳ và bảo đảm “mẹ tròn, con vuông”. Một số biến chứng của sinh mổ đã được ghi nhận: tai biến gây mê, nhiễm trùng vết mổ, nguy cơ tắc ruột do dây dính về sau cho thai phụ. Trẻ sơ sinh do sinh mổ có nguy cơ suy hô hấp nặng, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ ở thời kỳ thai gần đủ tháng (khoảng 37 tuần).

Y học đã cảnh báo về tình trạng suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh do sinh mổ được can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Bệnh màng trong thường gặp ở trẻ sinh non, với tỉ lệ 3/1.000 trẻ sinh mổ ở tuổi thai 37 tuần, gấp 13 lần so với trẻ ở tuổi thai 38 tuần và gấp 30 lần so với trẻ 39 tuần.

- Tình trạng ứ đọng dịch phế nang và thể tích khí trong lồng ngực của trẻ giảm gần 50% so với trẻ sơ sinh bình thường.

- Hiện tượng cao huyết áp phổi tồn tại: cao gấp 5 lần so với trẻ sơ sinh sinh qua âm đạo bình thường.

Báo cáo gần đây trên tạp chí y khoa Lancet: “Sinh mổ cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị chết khi sinh ở lần sinh con tiếp theo”. Khảo sát 12.000 lần sinh con từ năm 1992 đến 1998 tại Scotland, nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Rosie, Cambridge ghi nhận: Số trẻ bị chết khi sinh tăng cao ở nhóm sản phụ đã từng mổ sinh lần trước. Ước lượng gia tăng 1/1.000 so với sản phụ sinh thường.

Bác sĩ Gordon Smith, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét: Có thể tử cung lành sẹo (do cuộc mổ lần trước) không tạo điều kiện để lá nhau bám tốt. Do đó việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng nuôi bào thai không đầy đủ. Thai phụ cần hết sức thận trọng khi có ý định sinh mổ.

Không được lạm dụng sinh mổ nếu không có chỉ định cần thiết của bác sĩ sản khoa.

BS. Trần Chánh Khương (Theo NLĐ)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
10 câu hỏi về bệnh viêm tắc phế quản phổi mãn tính (07/12/2003)
Thực phẩm phục vụ SEA Games 22 đã an toàn (07/12/2003)
4 trẻ VN đầu tiên được sang Hàn Quốc mổ tim hở (06/12/2003)
Quần áo chống SARS sẽ có mặt ở Việt Nam (06/12/2003)
Có thêm 28 bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm (06/12/2003)
8 bước để khởi động chuyện ấy (05/12/2003)
Chiều cao trung bình của người Việt Nam tăng 2,3 cm (05/12/2003)
Cam quýt – bài thuốc hữu hiệu ngừa ung thư (05/12/2003)
Vì sao trẻ được ăn uống tốt vẫn còi xương? (05/12/2003)
Ngành y tế dốc sức cho một SEA Games không SARS (05/12/2003)
Xây dựng nhà máy sản xuất vaccine tại Việt Nam (04/12/2003)
Ruồi bay trong mắt, có phải do dùng nhiều vi tính? (04/12/2003)
Người bị tiểu đường nên ăn uống thế nào? (04/12/2003)
Bài thuốc của lương y Đặng Quốc Bản có chữa được ung thư? (04/12/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang