Người Nhật chữa bệnh bằng… karaoke
18:25' 17/12/2003 (GMT+7)

Xuất hiện từ đầu thập niên 80, karaoke không chỉ là trò tiêu khiển phổ biến, nó còn được áp dụng như liệu pháp tâm lý tại nhiều bệnh viện tâm thần và trung tâm giáo dục- xã hội ở Nhật.

Hát karaoke - cách giảm stress cực tốt.

“Tình yêu như một trái bom” - chị Juko Kobashi, 39 tuổi, bẽn lẽn cất tiếng hát tại một phòng karaoke thuộc khu buôn bán Ikebukuro ở phía bắc Tokyo. Juko có vẻ là người bị ức chế nhất trong số các bệnh nhân đang có mặt tại quán này. Cô nhìn như nuốt lấy màn hình, cố gắng để không bỏ sót bất cứ lời thoại nào của bài hát.

Ba người bạn đồng hành của Juko không hề nghe cô hát, họ còn mải bận rộn tìm kiếm bài kế tiếp của mình và sốt sắng đợi tới lượt. Một tràng pháo tay vang lên khi Juko kết thúc bài hát, các bạn cô làm như vậy cho phải lẽ.

Về phần mình, chị Kyoko Komami, 31 tuổi, đã nhanh chóng chọn được nhạc phẩm yêu thích. Đó là “Cha ơi đừng đi” – bài “tủ” của ca sĩ người Pháp Elsa. Kyoko thường xuyên lui tới “Trung tâm Chăm sóc Ban ngày”- một cơ sở tiếp nhận bệnh nhân chỉ vào ban ngày, thuộc phòng khám đa khoa tư nhân Hozumi.

“Trung tâm của chúng tôi tiếp nhận các nhóm bệnh nhân ngoại trú. Họ tới đây theo sự giới thiệu của các bác sĩ và chuyên gia tâm thần” – ông Shirota Haruo, giám đốc trung tâm, giải thích. Bệnh nhân ở đây đều là những người  không còn khả năng làm việc. Họ cảm thấy mệt mỏi và một số người còn bị những bệnh lý trầm trong hơn.

Trong số rất nhiều hoạt động được cung cấp tại trung tâm (khiêu vũ, đóng kịch, học tiếng Anh…), hát karaoke vào sáng thứ sáu hàng tuần là tiết mục được Kyoko và các bạn ưa thích nhất. “Chúng tôi cảm thấy rất vui vẻ trong một nhóm nhỏ. Một mình thì thật buồn tẻ nhưng phải tìm được nhóm hợp với mình, vì nếu bạn rơi vào ổ của những người không thích bài hát mà bạn thích thì rắc rối lớn, thậm chí bạn có thể phải rút lui” - chị Yatsuko Ono, một thành viên khác của nhóm giải thích.

Lúc đầu, hoạt động karaoke được thực hiện ngay tại Trung tâm Chăm sóc Ban ngày, nhưng nhiều bệnh nhân không hài lòng do có quá ít bài hát để chọn. Vì vậy, từ 3 năm nay, cơ sở này đã đưa người bệnh tới một phòng hát karaoke thực sự ở bên ngoài, cách trung tâm chỉ 3 phút đi bộ. Giám đốc Shirota Haruo giải thích: “mục tiêu của các buổi hát karaoke không phải là để thay đổi hành vi của bệnh nhân, điều này là không thể, nhưng chủ yếu là để tạo cho họ bầu không khí dễ chịu. Họ đến phòng karaoke không phải để nghe người khác hát mà là để tự thỏa mãn, và để được hát những bài hát họ yêu thích. Trên thực tế, các bệnh nhân nghĩ mình tham gia một hoạt động nhóm nhưng đó lại là một hình thức trị liệu cá thể”.

Nhận xét về hình thức điều trị độc đáo này, bác sĩ tâm lý Masami Sakaue, chuyên gia về âm nhạc liệu pháp của Nhật, nói: “Karaoke là một loại hoạt động trị liệu tác động lên tâm trạng, cho phép người bệnh giải tỏa những cảm xúc của mình và làm hài lòng sự ngưỡng mộ bản thân, động viên họ thể hiện tìm cảm thông qua ngôn từ của bài hát… Không gian chật hẹp và ánh sáng mờ ảo của phòng karaoke tạo nên sự thân mật nhất định. Mọi người cảm thấy an toàn và sẽ dần tiến lên phía trước”.

Ra đời tại Nhật vào đầu những năm 1980, karaoke đã trở nên vô cùng phổ biến trong thập niên tiếp theo, với sự xuất hiện của các "karaoke bokkusu" - những căn phòng nhỏ cách âm hoàn toàn, cho phép người Nhật được hát cùng bạn bè và đồng nghiệp, và hát cho chính mình.

(Huyền Trâm - Theo AFP)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đài Loan lại có người nhiễm SARS (17/12/2003)
''Gọt'' ngón chân cái - mốt mới thịnh hành ở Mỹ (17/12/2003)
Dịch cúm gà xuất hiện tại Hàn Quốc (17/12/2003)
Đoán sức khoẻ qua móng tay (16/12/2003)
Bệnh nhân nên học cách tự đo huyết áp (16/12/2003)
Đà Nẵng đầu tư 330 tỷ đồng xây dựng bệnh viện đa khoa (15/12/2003)
Đái tháo đường - nguy cơ với bào thai (15/12/2003)
Để giữ cho bàn tay luôn đẹp (13/12/2003)
Bướu não trẻ em sẽ ít nguy hiểm nếu phát hiện sớm (13/12/2003)
Khánh thành Khoa Phục hồi chức năng tủy sống (13/12/2003)
Chuyện đó của bạn “nóng” ở mức nào? (12/12/2003)
Tỷ lệ trẻ em gái và trai đến trường ngang nhau (11/12/2003)
Tuần vài chén rượu cũng có thể gây teo não (10/12/2003)
Giữ sức khỏe trên máy bay (10/12/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang