8 lợi ích rõ ràng của cà phê
11:51' 18/12/2003 (GMT+7)

Không chỉ mang lại cho bạn sự tỉnh táo, những hạt cà phê quý giá còn kích thích tiêu hóa, giúp ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm chứng đau đầu và phòng chống bệnh Parkinson... 

1. Tỉnh như sáo!

Cà phê giúp ngăn ngừa sỏi mật

Vì sao mọi người tìm đến với cà phê? Họ tin rằng thành phần cafein có trong cà phê giúp kéo dài sự tỉnh táo và ngăn không cho cảm giác mệt mỏi xuất hiện, nhất là khi bạn phải làm việc đầu óc hoặc thực hiện một công việc nhàm chán. Trong khi điều khiển xe, cafein giúp người lái phản xạ nhanh hơn và nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, những hiệu quả này dao động tùy theo độ nhạy cảm của mỗi đối tượng và thể hiện rõ nhất ở người ít dùng cà phê. 

2. Không gây béo

Cà phê chứa rất ít năng lượng - một tách cà phê chỉ mang lại 2-5 kcal (nếu không thêm đường). Hơn nữa, cafein có trong cà phê còn làm tăng tiêu hao năng lượng cơ bản! Với sự có mặt của cafein trong cơ thể, chi phí năng lượng cho hô hấp, việc duy trì tư thế và hoạt động trí óc sẽ tăng 16%.

3. Kích thích tiêu hóa

Người Pháp vốn nổi tiếng với thói quen thích nhâm nhi tách cà phê sau bữa ăn. Truyền thống này xuất phát từ một hiệu quả thực sự của cafein, đó là khả năng cải thiện tiêu hóa, thông qua tăng tiết nước bọt và các men tiêu hóa,  kích thích nhu động ruột. Tuy nhiên, người mắc bệnh thực quản và dạ dày không nên dùng đồ uống này.

4. Chống đau đầu

Cafein gây co thắt các mạch máu não, và nhờ đó làm giảm cường độ cũng như thời gian kéo dài của cơn đau đầu. Kết hợp với paracetamol hay aspirin, cafein cũng tạo được hiệu quả giảm đau mạnh hơn.

5. Tăng cường sức lực khi chơi thể thao

Cafein tác động lên hệ thần kinh, khiến bạn tỉnh táo hơn và làm tăng nhịp tim. Ngoài ra, trong thời gian luyện tập, nó còn kích thích cơ thể sử dụng mỡ như nguồn năng lượng chính, cho phép tiết kiệm kho dự trữ glycogene của cơ, khiến bạn lâu bị mệt hơn. Cafein cũng trực tiếp làm tăng sức co của cơ. Tất cả những hiệu quả này xuất hiện sau khi bạn uống 2-3 chén cà phê, vì vậy chẳng nên uổng công uống cả lít cà phê trước khi bước vào cuộc đấu. 

6. Chống sỏi mật 

Theo kết quả nghiên cứu tiến hành đối với 7.800 y tá Mỹ, những người uống từ 4 chén cà phê mỗi ngày trở lên giảm được 25% nguy cơ sỏi mật. Những công trình khác lại cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ hơn của cà phê đối với nam giới: Đồ uống này làm giảm tới 45% nguy cơ mắc bệnh sỏi mật ở cánh mày râu.  

7. Giàu chất chống oxy hóa

Ngoài cafein, cà phê còn chứa các chất chống oxy hóa. Polyphenol trong cà phê bảo vệ cơ thể khỏi sự lão hóa của các tế bào bình thường và sự đột biến của các tế bào ung thư. Cùng với trà, cà phê được xếp trong số những đồ uống chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất.

8. Phòng ngừa bệnh Parkinson?

Nhiều công trình khoa học cho thấy, những người thường xuyên dùng cà phê ít mắc bệnh Parkinson hơn những đối tượng khác. Hiệu quả bảo vệ là khoảng 30% với người dùng 2 chén cà phê mỗi ngày. Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng khẳng định, cafein giúp cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân Parkinson, nhờ tác động trực tiếp lên một số bộ phận chịu trách nhiệm về khả năng cử động của cơ thể ở não.

Chú ý: Tất cả những lợi ích nói trên của cà phê chỉ xuất hiện khi đồ uống này được dùng ở mức vừa phải. Việc uống quá nhiều cà phê sẽ mang lại các hiệu quả tiêu cực như: lo lắng, bồn chồn, kích động, mất ngủ.

(Huyền Trâm - Theo DTSM)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khi cơ thể rung tiếng chuông cảnh báo: STRESS (18/12/2003)
Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm (17/12/2003)
Mẹ lùn bố béo sinh con bệnh tật (17/12/2003)
Người Nhật chữa bệnh bằng… karaoke (17/12/2003)
Đài Loan lại có người nhiễm SARS (17/12/2003)
''Gọt'' ngón chân cái - mốt mới thịnh hành ở Mỹ (17/12/2003)
Dịch cúm gà xuất hiện tại Hàn Quốc (17/12/2003)
Đoán sức khoẻ qua móng tay (16/12/2003)
Bệnh nhân nên học cách tự đo huyết áp (16/12/2003)
Đà Nẵng đầu tư 330 tỷ đồng xây dựng bệnh viện đa khoa (15/12/2003)
Đái tháo đường - nguy cơ với bào thai (15/12/2003)
Để giữ cho bàn tay luôn đẹp (13/12/2003)
Bướu não trẻ em sẽ ít nguy hiểm nếu phát hiện sớm (13/12/2003)
Khánh thành Khoa Phục hồi chức năng tủy sống (13/12/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang