Một số kiến thức cơ bản trong lựa chọn kháng sinh
16:43' 22/12/2003 (GMT+7)

Nếu bạn bị nhiễm trùng ở gần bề mặt da, bác sĩ sẽ kê cho bạn kháng sinh tại chỗ. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhiễm trùng lại nằm sâu bên trong cơ thể, và chúng cần được điều trị bằng kháng sinh toàn thân.

Kháng sinh là con dao hai lưỡi.

Có lẽ, đa số trong chúng ta đều đã có lần được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh. Điều ta nghĩ tới đầu tiên thường là "liệu thuốc có khiến mình dễ chịu hơn không?", và câu hỏi cuối cùng mới là "thuốc sẽ tới nơi cần tới bằng cách nào?". Thế nhưng, phương thức phân phối kháng sinh trong cơ thể cũng đóng vai trò rất quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chống bệnh của thuốc cũng như khả năng xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn.

Với các bệnh nhiễm trùng nông trên bề mặt da hoặc niêm mạc, người ta thường dùng kháng sinh tại chỗ (cục bộ), điều này có nghĩa là thuốc sẽ được bôi hoặc nhỏ trực tiếp vào nơi bị nhiễm trùng. Viêm kết mạc mắt là một ví dụ điển hình. Trong khi đó, các ổ nhiễm trùng nằm sâu trong cơ thể lại cần được điều trị bằng kháng sinh toàn thân, ví dụ như các loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Những dược phẩm này sẽ "dạo quanh" cơ thể rồi mới tới nơi có ổ nhiễm trùng.  

"Kháng sinh tại chỗ đã được sử dụng từ lâu, nhưng ứng dụng của nó rất hạn chế, chủ yếu là trong các bệnh nhiễm trùng nông ở da và các bệnh viêm kết mạc, nhiễm trùng âm đạo… Bác sĩ chỉ kê đơn những thuốc này khi chắc chắn rằng ổ nhiễm trùng nằm nông trên bề mặt cơ thể. Còn lại, đa số các bệnh nhiễm trùng đòi hỏi người bệnh phải sử dụng kháng sinh toàn thân" - bác sĩ David Calfee, chuyên gia dịch tễ tại Trung tâm y tế Mount Sinai (New York) nhận xét. Tuy nhiên, theo ông, kháng sinh cục bộ vẫn có một số ưu điểm:

- Nó giải phóng một lượng lớn thuốc tới vị trí đặc biệt nào đó, trong khi kháng sinh toàn thân thường chỉ được dùng với liều thấp hơn, nhằm giảm thiểu các tác dụng không mong muốn cho toàn bộ cơ thể.

- Do được chế tạo để nhắm tới một số căn bệnh nhất định nên kháng sinh tại chỗ thường ít bị lạm dụngít dẫn tới tình trạng vi trùng kháng thuốc. Trong khi đó, rất nhiều kháng sinh toàn thân thông dụng được thiết kế để chống lại một loạt vi khuẩn, và chúng thường được kê khi thầy thuốc còn chưa nhận diện được thủ phạm gây nhiễm trùng. Điều này dẫn tới sự gia tăng đáng kể tình trạng kháng thuốc, nhất là với các bệnh như lao, lậu, sốt rét, viêm tai ở trẻ em... Ngoài sức kháng cự cao, tác nhân gây những bệnh này còn biết cách tự biến đổi để thoát khỏi cuộc bao vây của các thuốc được thiết kết để tiêu diệt hoặc làm suy yếu chúng. Điều này khiến việc điều trị triệt để trở nên vô cùng khó khăn.

Sau này, các nhà khoa học đã nới rộng phạm vi sử dụng của kháng sinh cục bộ, nhờ tìm được cách mới đưa chúng tới những vùng khó tới hơn của cơ thể. Đó chính là phương pháp khí dung. Bác sĩ Winston Vaughan, Giám đốc Trung tâm Xoang thuộc Đại học tổng hợp Standford (Mỹ), đã áp dụng biện pháp này để đưa thuốc tới các khoang sâu của mũi trong điều trị viêm xoang nặng. Các thuốc khí dung, trong đó có cả kháng sinh, được một chiếc máy đặc biệt đưa thẳng tới niêm mạc xoang của người bệnh, thông qua hít thở. Bằng cách này, người ta sẽ đưa được một lượng lớn thuốc tới các khoang sâu của mũi. Mỗi lần khí dung thường kéo dài 20 phút, bệnh nhân cần được điều trị 2-3 lần/ngày trong vòng 3 tuần. Kỹ thuật này đã làm giảm nhẹ bệnh cho một số người bị viêm xoang kéo dài, mà việc điều trị kháng sinh đường uống và đường tiêm đều không mang lại kết quả. Tuy nhiên, bác sĩ Vaughan nhấn mạnh, chỉ nên áp dụng biện pháp khí dung nếu hai biện pháp cổ điển trên đã tỏ ra bất lực.  

Bác sĩ Chritopher Shaari, chuyên gia tai mũi họng tại Đại học Tổng hợp Hackensack ở New Jersey, cũng đã thành công trong áp dụng kiểu điều trị cục bộ này cho bệnh nhân viêm xoang. "Tôi dành biện pháp này cho các trường hợp viêm xoang mạn không đáp ứng với kháng sinh đường uống. Kiểu dùng thuốc này gây ít hiệu ứng phụ toàn thân và không làm tồi tệ thêm các căn bệnh tiềm ẩn, ví dụ như bệnh nhiễm trùng đường ruột. Hơn nữa, bạn có thể dùng thuốc với liều cao, và kỹ thuật cũng dễ thực hiện". Bác sĩ Shaari cũng đồng ý rằng, chỉ nên cho bệnh nhân khí dung khi mọi cố gắng đẩy lùi bệnh bằng thuốc uống đã thất bại".

(Huyền Trâm - Theo HealthDay)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tỷ lệ tử vong mẹ khi sinh nở là 165/100.000 (22/12/2003)
Ăn Chocolate - Lợi nhiều hơn hại (21/12/2003)
Mẹ nhẹ cân dễ gặp rủi ro trong quá trình sinh con (21/12/2003)
Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo phòng chống SARS (19/12/2003)
Tin vắn y tế 19/12 (19/12/2003)
Không kiểm tra Doping tại Para Games 2 (18/12/2003)
Sau khi phẫu thuật tim, nam sống khỏe hơn nữ (18/12/2003)
Ngủ nhiều có lợi cho miễn dịch (18/12/2003)
Chưa thể an tâm với thực phẩm không hàn the? (18/12/2003)
8 lợi ích rõ ràng của cà phê (18/12/2003)
Khi cơ thể rung tiếng chuông cảnh báo: STRESS (18/12/2003)
Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm (17/12/2003)
Mẹ lùn bố béo sinh con bệnh tật (17/12/2003)
Người Nhật chữa bệnh bằng… karaoke (17/12/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang