Sang chấn tâm lý do sức ép thi cử
10:44' 12/05/2003 (GMT+7)

Hỏi: Kỳ thi học kỳ vừa qua, lớp em có một bạn bị ngất trong phòng thi; bác sĩ bảo bị sang chấn tâm lý do sức ép thi cử. Thời gian gần đây em thấy mình hay mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Đây có phải là biểu hiện của bệnh đó không? Xin chỉ cho em cách phòng chữa.

Trả lời: Sang chấn tâm lý (còn gọi là stress) là cảm xúc mạnh do các sự việc, hoàn cảnh tác động tâm lý gây ra; phần lớn là tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, buồn phiền, tức giận, ghen tuông, thất vọng... Đối với học sinh, sinh viên, stress thường là lo lắng trước các mâu thuẫn giữa yêu cầu phải thi đỗ với vốn kiến thức có hạn; giữa yêu cầu vốn kiến thức phải có với thời gian và điều kiện học tập có hạn; giữa số người được tuyển có hạn so với người tham gia thi tuyển đông. Những mâu thuẫn này tác động vào tâm lý học sinh sau một thời gian dài, khi gặp điều kiện thuận lợi như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu ngủ lâu ngày, lao động trí óc căng thẳng, quá mệt mỏi, nơi sống có quá nhiều yếu tố kích thích... sẽ thúc đẩy các quá trình tâm lý không bình thường và biểu hiện ra bên ngoài.

Các dấu hiệu stress thường gặp là hội chứng suy nhược biểu hiện bởi:

- Trạng thái kích thích suy nhược, dễ bị kích thích, dễ bực tức cáu giận, dễ hưng phấn nhưng chóng mệt mỏi.
- Đau đầu: thường đau căng, nặng như có vành khăn ôm chặt lấy đầu, đau tăng khi xúc động hoặc mệt mỏi.
- Mất ngủ: thường khó ngủ ban đêm, giấc ngủ nông, ánh sáng tiếng động đều làm cho khó ngủ. Ban ngày buồn ngủ nhưng lên giường lại không ngủ được.

Ngoài ra còn có các biểu hiện như đau mỏi khắp người, rối loạn cảm xúc, lo âu, giảm trí nhớ, kém tập trung... Tất cả những biểu hiện trên đều ảnh hưởng đến hiệu suất lao động, đặc biệt những công việc cần đến sự tập trung trí tuệ như học tập, thi cử.

Khi có biểu hiện của hội chứng suy nhược, cần khám bệnh để hỏi ý kiến thầy thuốc ngay. Phải điều trị toàn diện, vừa điều trị triệu chứng, vừa loại trừ các sang chấn tâm lý. Có thể dùng các loại thuốc giảm đau thông thường, các thuốc an thần nhẹ, vitamin hay vật lý trị liệu... Bồi dưỡng cơ thể bằng các chất dinh dưỡng. Cải thiện và hợp lý hoá điều kiện sinh hoạt, học tập, làm việc.

Đối với học sinh, sinh viên, để có kết quả thi cao nhất, ngoài những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập, cần bố trí thời gian nghỉ, học hành và thời gian ngủ cho phù hợp trong mùa thi. Chú ý chế độ ăn đủ dinh dưỡng, xen kẽ lao động và giải trí. Tự tin, tập trung sự chú ý để làm bài với vốn kiến thức đã có. Không nên quá lo lắng và tự tạo ra stress cho mình làm ảnh hưởng đến kết quả thi.

BS. Đinh Văn Thắng, theo Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Già trước tuổi (12/05/2003)
Gãy xương ở phụ nữ có thai (10/05/2003)
Hội chứng nhà kín (08/05/2003)
Học sinh ôn thi nên ăn gì? (07/05/2003)
10% trẻ em dị ứng do thực phẩm (02/05/2003)
Ăn gì để chọn giới tính cho con? (01/05/2003)
Tăng, giảm cân nhờ đồ uống (30/04/2003)
5 giai đoạn bổ sung thực phẩm cho bà mẹ tương lai (25/04/2003)
Cây sống đời chữa bách bệnh (05/04/2003)
Xử trí khi bị phơi nhiễm HIV (08/03/2003)
Trẻ ho uống gì? (28/02/2003)
Có bầu lúc nào tốt nhất? (11/02/2003)
''Tráng miệng bằng hoa quả sau bữa ăn chỉ có lợi'' (21/01/2003)
Bong da đầu ngón tay (20/01/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang