Có nên uống nước cua sống để chữa bệnh?
08:27' 27/06/2003 (GMT+7)

Với người Việt Nam, nước cua đồng là vị thuốc quý có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương, được ưa dùng từ lâu. Tuy nhiên, thứ thức ăn giàu dinh dưỡng này có thể khiến người uống mắc một căn bệnh hiểm nghèo: sán lá phổi.

Cua đồng là loại thức ăn giàu dinh dưỡng, lại là một vị thuốc quý được nhân dân dùng lâu đời với tên Điền giải. Theo đông y, điền giải (cua đồng) vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Sách Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông ghi: "Ðiền giải ngọt lạnh, ít độc, hay sinh phong, có tác dụng nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt, trừ mụn độc...". Cũng trong sách này có chú thích: "Phàm giống cua có 6 chân hoặc 4 chân, mắt đỏ, dưới bụng có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có điểm như sao thì không nên ăn, ăn vào có thể hại người".
 
Do có tác dụng bồi bổ sức lực, tán huyết, bổ gân xương, nước cua đồng được nhân dân ta coi là một loại thuốc tăng lực, được các đô vật trước đây vẫn dùng trước khi vào trận đấu (uống một bát nước cua đặc) để tăng cường sức lực, vật khỏe và dai sức hơn. Những người đấu võ bị đòn đau, bị đánh, bị ngã có ứ huyết trước kia cũng thường uống vài bát nước cua sống để trị chấn thương, chỗ đau chóng lành.

Tuy nhiên, cần chú ý, bệnh sán lá phổi (Paragonimus ringeri) có liên quan mật thiết với tập quán ăn cua, tôm nấu chưa chín hoặc ăn sống (gỏi cua, uống nước cua sống...). Trứng sán từ phổi bệnh nhân được bài xuất ra ngoài theo đờm, xuống nước và hình thành ấu trùng ở trong. Ấu trùng này ra khỏi vỏ trứng tìm đến một số loài ốc để ký sinh dưới dạng nang trùng. Nếu chúng ta ăn phải những con cua có nang trùng sán nói trên đun nấu chưa chín sẽ bị lây bệnh.

BS. Hoàng Lan, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ai hay bị chấn thương cơ và xương? (26/06/2003)
Phẫu thuật vá màng nhĩ (25/06/2003)
Cháo mùa hè cho người cao tuổi (25/06/2003)
Bệnh sán lá gan nhỏ (25/06/2003)
Nói không rõ tiếng, chữa được không? (25/06/2003)
Chữa bệnh bằng tắm thuốc (25/06/2003)
Món ăn phòng chống động thai (24/06/2003)
Rò bàng quang và rò trực tràng - âm đạo (24/06/2003)
Bệnh lo âu (23/06/2003)
Sốt đỉnh núi (23/06/2003)
Nhận biết và xử lý nhiễm khuẩn rốn trẻ sơ sinh (20/06/2003)
Đau khớp háng, bị bệnh gì? (20/06/2003)
Stress làm giảm khả năng cương cứng của đàn ông (19/06/2003)
Chữa bệnh quai bị bằng y học cổ truyền (19/06/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang