Chữa mụn nhọt mùa hè bằng thuốc Đông y
08:31' 12/07/2003 (GMT+7)
Mụn nhọt có thể tập trung ở một vị trí của cơ thể hoặc rải rác khắp người nhưng thường mọc nhiều ở gáy, mông và nách, hay gặp nhiều ở trẻ em. Bệnh phần lớn là do cơ thể có thấp nhiệt cùng với ngoại cảm phong tà gây khí huyết ứ trệ mà ra.

Một số trường hợp khác do vệ sinh da kém, ngứa gãi, da bị kích thích bởi hóa chất, hoặc cọ xát nhiều, tinh thần căng thẳng, lao động quá mức, chính khí suy yếu... Dưới đây là những bài thuốc chữa mụn nhọt tùy theo từng thể bệnh:
 
 Thể nhiệt độc
 
Triệu chứng: Mụn nhọt mọc ở chân tóc, vùng lưng hay mông, nốt tròn cứng, sưng, nóng, đỏ, đau, mềm dần và có đầu mủ trắng, vỡ ra mủ màu vàng kèm theo sốt. Miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện ít vàng, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Bài thuốc: Kim ngân hoa 16g, cúc hoa 12g, tử hoa địa đinh 12g, đông quỳ tử 12g, bồ công anh 16g. Sắc uống.
 
 Thể âm hư 
 

Triệu chứng:
Nhọt mọc rải rác hoặc cố định một chỗ, mọc trước sau liên tục, ăn nhiều chóng đói, miệng khát, tiểu nhiều, bứt rứt khó ngủ, lưỡi đỏ, khô, mạch tế sác.
Bài thuốc: Hoài sơn 16g, thục địa 24g, bạch linh 12g, đan bì 12g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 8g, cam thảo 6g. Sắc uống. 
 
Thể khí hư 
 

Triệu chứng:
Mụn nhọt mọc nhiều, sắc đỏ tối, lâu mới có mủ, sưng cứng đau, cơ thể mỏi mệt, chán ăn, hoa mắt váng đầu, lưỡi bệu nhạt, mạch hư nhược.
 
Bài thuốc: Nhân sâm 10g, xuyên khung 12g, đương quy 16g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, kim ngân hoa 12g, phục linh 12g, bạch chỉ 12g, tạo giác thích 8g, cam thảo 8g, cát cánh 10g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống.
 
 Thuốc dùng ngoài
 
- Sơ kỳ: Giải độc tiêu sưng dùng 1-2 vị thuốc giã đắp như: bồ công anh, lá phù dung, lá rau sam, lá diếp cá, lá dâm bụt..., ngày 2 lần.
- Trung kỳ: Dùng bài thuốc đắp cho vỡ mủ: dọc ráy và muối lượng bằng nhau giã nhỏ trộn đều, ngày đắp 2 lần.
- Hậu kỳ: Dùng cao dán hút mủ và lên da non: Ngọc hồng sinh cơ cao.
 Cách dùng: Rửa sạch mụn nhọt bằng nước lá trầu không và kinh giới, sau đó bôi cao vào một miếng giấy có lỗ chọc thủng ở giữa và dán lên nhọt. 
 
Chú ý: Kiêng các chất cay, nóng, dầu, mỡ, tanh. Vệ sinh da sạch sẽ. 
 
GS. Trần Thu Trang, Sức khoẻ & Đời sống
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tóc bạc sớm (12/07/2003)
Cho trẻ uống thuốc (11/07/2003)
Thận trọng khi dùng viên thuốc sủi (10/07/2003)
Xử lý chuột rút (10/07/2003)
Tiểu ra cặn trắng (10/07/2003)
Dùng thuốc hạ sốt thế nào cho an toàn? (09/07/2003)
Viêm cốt tuỷ trẻ em (08/07/2003)
Nam giới chăm sóc sức khỏe sinh sản thế nào? (08/07/2003)
Chụp X-quang nhiều có bị nhiễm xạ không? (07/07/2003)
Xử trí khi trẻ bị co giật (07/07/2003)
Ngứa khi mang thai (07/07/2003)
Sử dụng thuốc berberin đúng cách (06/07/2003)
Nốt ruồi nào phát triển thành ung thư? (06/07/2003)
Thế nào là tình dục bình thường? (06/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang