Hòn to - hòn nhỏ, bên có - bên không
15:02' 15/07/2003 (GMT+7)

Khi các bé trai ra đời, cha mẹ nào cũng mừng rỡ, vạch tã ngắm ''của quý'' của con. Tuy nhiên, ít người dùng tay nắn xem ''cái ấy'' có vẹn toàn hay không. Để việc khắc phục không khó khăn vì muộn màng, phụ huynh cần biết các sự cố liên quan để kịp xử lý khi con chưa quá lớn.

Sự cố thứ nhất

Ở các bé trai, ngay từ những tháng đầu khi còn là bào thai, tinh hoàn đã hình thành và ngày càng phát triển. Lúc đầu tinh hoàn ở phía trên bụng, vùng hông bào thai. Sau đó, chúng di chuyển xuống dần, chui ra khỏi ổ bụng để xuống an vị trong bọc bìu. Khi chui ra khỏi ổ bụng, tinh hoàn đẩy cả màng phúc mạc theo để tạo nên màng tinh hoàn bao bọc quanh mình.

Trên đường đi xuống bìu, đôi khi có sót lại một ít tổ chức màng bụng ở dọc thừng tinh tạo nên một bọc nước gọi là nang thừng tinh. Nang này có đường kính từ 1-2cm. Nếu đã có 2 tinh hoàn nằm trong bọc bìu rồi và nang này lại nằm thấp dưới lỗ bẹn, bác sĩ dễ chẩn đoán nhầm cháu bé có đến 3 tinh hoàn!

Với sự cố này các bé cần được khám và phẫu thuật là ổn thỏa.

Sự cố thứ hai.

Phổ biến hơn là ẩn tinh hoàn. Có thể bị cả 2 bên nhưng thường là một bên. Nghĩa là có tinh hoàn nhưng nó không xuống hẳn trong bọc bìu mà ẩn lại một chỗ nào đó trên đường đi từ trên bụng xuống bìu. Nếu tinh hoàn ẩn ở chỗ bẹn hay ở trên nếp bẹn thì dễ sờ thấy nhất là trên người gầy. Khi ho, khi rặn nó có thể tụt xuống một đoạn, một chốc lại trở lên. Nếu ẩn cao hơn nữa thì khó sờ thấy. Muốn chẩn đoán chính xác thì phải siêu âm hay chụp cắt lớp.

Nếu cả 2 bên đều không sờ thấy trong bìu thì được coi là tinh hoàn ẩn hay không có tinh hoàn. Cả 2 bên lúc này siêu âm và chụp cắt lớp đều không thấy tinh hoàn ẩn hay không có tinh hoàn, có thể đi kèm với các dị dạng khác do bệnh lý nhiễm sắc thể giới tính tiên phát, ái nam ái nữ, lỗ đái thấp hay lỗ đái trên. Còn hay gặp trong bệnh lý suy tuyến sinh dục, suy tuyến yên.

Tinh hoàn ẩn sẽ không sản xuất ra được tinh trùng vì nó nằm trong bụng với nhiệt độ là 37oC (cao hơn nhiệt độ trong bìu 2-3oC) dễ bị ung thư hóa, dễ bị xoắn. Nguy cơ ung thư hóa ở tinh hoàn ẩn cao hơn rất nhiều so với tinh hoàn trong bìu, ẩn càng cao thì nguy cơ ung thư hóa càng cao. Ung thư tinh hoàn ẩn trong ổ bụng gấp 4 lần ung thư tinh hoàn ẩn ở ống bẹn.

Tóm lại các bất thường của "hạt giống" cần được phát hiện và chữa sớm. Nếu chữa nội khoa đúng liều thì 45% tinh hoàn ẩn ở ống bẹn có thể xuống bìu, nếu ẩn trong ổ bụng thì chỉ được 20%.

Nếu không có kết quả thì phải mổ để kéo tinh hoàn xuống bìu. Nên mổ trước 11 tuổi thì tốt hơn.

BS. Nguyễn Bá Phiên, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đuối nước và chết đuối (14/07/2003)
Chữa mụn nhọt mùa hè bằng thuốc Đông y (13/07/2003)
Chữa chai chân bằng ô mai mơ (13/07/2003)
Chữa mụn nhọt mùa hè bằng thuốc Đông y (12/07/2003)
Tóc bạc sớm (12/07/2003)
Cho trẻ uống thuốc (11/07/2003)
Thận trọng khi dùng viên thuốc sủi (10/07/2003)
Xử lý chuột rút (10/07/2003)
Tiểu ra cặn trắng (10/07/2003)
Dùng thuốc hạ sốt thế nào cho an toàn? (09/07/2003)
Viêm cốt tuỷ trẻ em (08/07/2003)
Nam giới chăm sóc sức khỏe sinh sản thế nào? (08/07/2003)
Chụp X-quang nhiều có bị nhiễm xạ không? (07/07/2003)
Xử trí khi trẻ bị co giật (07/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang