Những nguyên nhân khiến thai chết trong tử cung
17:36' 14/08/2003 (GMT+7)

Hỏi: Tôi 29 tuổi, lấy vợ đã 4 năm. Vợ tôi có thai 5 lần nhưng đều bị chết lưu. Xin hỏi tại sao lại như vậy và cách phòng tránh.

Không phải thai nhi nào trong tử cung mẹ cũng có thể chào đời. 

Trả lời: Thai chết lưu hay thai chết trong tử cung là những trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết trong tử cung và sau dó sẽ sẩy hoặc đẻ ra ngoài (tuỳ theo tuổi thai dưới 22 tuần hay từ 22 tuần trở lên).

Nguyên nhân làm thai chết có thể do:

- Bệnh của người mẹ (nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoá chất, thuốc men, nhiễm tia phóng xạ).
- Bệnh của thai.
- Bất thường về dây rốn (bị thắt nút, xoắn vặn...).
- Tình trạng thiếu nội tiết của buồng trứng hoặc do các sang chấn mạnh từ bên ngoài...

Nguyên nhân gây sẩy thai và làm thai chết trong tử cung phổ biến hơn cả là sự bất thường về gene hoặc nhiễm sắc thể của tinh trùng hay của trứng. Tình trạng này khiến cho sau khi thụ tinh, phôi có những rối loạn về di truyền và không thể tồn tại.

Cũng có khi những rối loạn di truyền này lại do chính sự đột biến gene xảy ra khi các tế bào của phôi đang phân chia để phát triển.

Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 1.000 trứng thụ tinh, khi vào đến buồng tử cung, số phôi còn sống chỉ khoảng 500 đến 600. Tại đây phôi thai tiếp tục bị hư hại gây sẩy thai, chết trong tử cung và chỉ có trên dưới 400 thai nhi được sinh ra. Trong số đó, vẫn còn tỷ lệ 2-2,5% số thai nhi bị dị dạng. Người ta cho rằng đây là quy luật sàng lọc của tự nhiên để loại bỏ những phôi thai không phù hợp với cuộc sống. Tuy nhiên, sự sàng lọc đó không được hết nên vẫn còn một số nhỏ thai dị dạng ra đời.

Với trường hợp của anh chị, nên đi khám ở một cơ sở sản phụ khoa có khả năng xét nghiệm về nhiễm sắc thể (làm xét nghiệm nhiễm sắc đồ) để xem có vấn đề gì bất thường trong bản đồ nhiễm sắc hay không.

Cho đến nay, Việt Nam chưa có điều kiện làm các xét nghiệm về gene. Tuỳ theo kết quả khám nghiệm, thầy thuốc chuyên khoa về di truyền học sẽ cho anh chị lời khuyên thích hợp.

BS. Phó Đức Nhuận, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thuốc và ăn uống khi cholesterol cao (14/08/2003)
Bảo vệ và chăm sóc mắt thời hiện đại (14/08/2003)
Teo một tinh hoàn có thể có con? (13/08/2003)
Mẹ nhiễm HIV có thể cho con bú? (13/08/2003)
Xử trí chấn thương tinh hoàn (12/08/2003)
Chăm sóc núm vú khi mang thai và cho con bú (12/08/2003)
Cách bảo vệ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh (12/08/2003)
Bí quyết luyện trí nhớ tốt (12/08/2003)
Thoái hoá liên mỏm khớp ở phụ nữ loãng xương (12/08/2003)
''Chuyện ấy'' có làm bạn thiếu nước? (12/08/2003)
Xử trí xoắn thừng tinh (11/08/2003)
Công dụng của cao khỉ (11/08/2003)
Bị tiểu đường có phải vì thừa cân? (08/08/2003)
Vì sao đàn ông đau khi chăn gối? (08/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang