Bệnh tự kỷ trẻ em
17:39' 18/08/2003 (GMT+7)

Trẻ chỉ thích trốn và chơi một mình thật lâu trong một góc kín, nói năng và ứng xử kỳ dị, rập khuôn. Thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ từ nhỏ là căn nguyên của chứng bệnh ngày càng phổ biến này.

Trẻ em rất dễ mắc hội chứng tự kỷ nếu cha mẹ thiếu quan tâm.

Hội chứng tự kỷ (autism), theo mô tả của nhà tâm bệnh học trẻ em người Mỹ Léo Kanner, là hội chứng tự phong tỏa, từ chối mọi giao tiếp với người khác, sống cô lập và đắm mình trong một thế giới tưởng tượng, không còn ý niệm đối với thực tế xung quanh.

Trong nhiều thập kỷ qua, đã có rất nhiều tranh luận và nghiên cứu về trẻ tự kỷ ở nhiều nước trên thế giới và ngày nay người ta đã chấp nhận hội chứng Kanner hay hội chứng tự kỷ- một thực thể rối loạn khác với tâm thần phân liệt và mọi tâm bệnh khác ở trẻ em. Bảng phân loại bệnh của Hoa Kỳ đã xếp tự kỷ trong mục các rối loạn về phát triển.

Triệu chứng

- Trẻ thích cô độc, thiếu vắng tình cảm với mọi người (trốn tránh người lạ, không chơi với cả bạn bè cùng lứa, tỏ ra lạnh nhạt với cả những người trong gia đình, thờ ơ với mọi sự việc xảy ra xung quanh).

- Luôn lo hãi về mọi sự thay đổi (dù nhỏ) trong nếp sống và môi trường sống. Ví dụ, lo lắng khi thấy có sự sắp đặt lại đồ đạc trong phòng ở (trẻ nhớ rất kỹ vị trí của mọi đồ vật trong nhà).

- Có những ứng xử kỳ dị, nhất là các ứng xử có liên quan đến việc sử dụng rập khuôn và nghi thức hóa các đồ vật. Ví dụ, trẻ có thể trốn vào một xó xỉnh nào đó để chơi hàng giờ với một thứ không hẳn là đồ chơi với một động tác rập khuôn như gấp đi gấp lại một tờ giấy chẳng hạn!

- Trẻ không có ngôn ngữ hoặc có một loại ngôn ngữ riêng kỳ dị, hầu như không phải dùng để giao tiếp với mọi người. Chính vì thế mà có thể nhầm trẻ tự kỷ với trẻ điếc - câm khi chưa đo khám thính giác.

- Cũng dễ nhầm trẻ tự kỷ với trẻ chậm khôn, tuy nhiên trẻ tự kỷ lại có bộ mặt thông minh với trí nhớ đặc biệt khác thường và khả năng rất tốt khi chơi các trò chơi như thao tác xếp hình trong không gian.

Nguyên nhân

Đến nay vẫn có nhiều giả thiết về hội chứng tự kỷ ở trẻ em. Xu thế do căn nguyên nội sinh đang được nghiên cứu nhiều ở Mỹ, thể hiện ở việc theo dõi kích thước phát triển của sọ não ở trẻ tự kỷ; tuy nhiên, nguyên nhân phát động ra hội chứng tự kỷ trong thực tế bao giờ cũng gắn liền với sự hụt hẫng trong quan hệ mẹ - con.

Trong tiền sử của các trẻ tự kỷ đều có liên quan đến việc trẻ bị thiếu hụt tình cảm âm yếm, chăm sóc vỗ về của mẹ khi còn rất bé khiến sự lo hãi làm biến đổi nhân cách từ rất sớm ở trẻ thơ. Hiện nay nhiều phụ nữ sinh con xong đã phải lao vào công việc, giao phó con cho người giúp việc, dành quá ít thời gian để chăm sóc con nên tỷ lệ trẻ bị hội chứng tự kỷ ngày càng nhiều - một mối lo ngại cho tương lai của con trẻ.

GS. Phạm Kim, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
10 cách đưa Calci vào bữa ăn trẻ em (18/08/2003)
Đừng để stress giết chết đam mê (16/08/2003)
Bong vảy, ngứa cơ quan sinh dục (16/08/2003)
Điều trị táo bón lúc mang thai (16/08/2003)
Hãy đi bộ nhanh, nhưng đừng chạy (16/08/2003)
Mổ u buồng trứng có bị mất trinh? (15/08/2003)
Những nguyên nhân khiến thai chết trong tử cung (14/08/2003)
Thuốc và ăn uống khi cholesterol cao (14/08/2003)
Bảo vệ và chăm sóc mắt thời hiện đại (14/08/2003)
Teo một tinh hoàn có thể có con? (13/08/2003)
Mẹ nhiễm HIV có thể cho con bú? (13/08/2003)
Xử trí chấn thương tinh hoàn (12/08/2003)
Chăm sóc núm vú khi mang thai và cho con bú (12/08/2003)
Cách bảo vệ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh (12/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang