Cấp cứu ngộ độc hoá chất diệt côn trùng
07:40' 27/08/2003 (GMT+7)

Khi phun hóa chất tồn lưu (thường là lân hữu cơ), sẽ diệt được gián, bọ chét, ve, mạt và các loại côn trùng truyền bệnh, nhưng người không dùng các trang bị phòng hộ lại có thể ngộ độc. Dưới đây là các biện pháp cứu chữa khẩn cấp người nhiễm độc loại hóa chất này.

Biểu hiện ngộ độc

Nhiễm độc hóa chất trừ sâu thường xảy ra cấp tính qua đường da và tiêu hóa, với các biểu hiện sau:

- Người bệnh có dấu hiệu chung là rất yếu và rất khó chịu.
- Da bị kích thích, cảm giác bỏng rát, toát mồ hôi nhiều, sạm da.
- Mắt ngứa và cũng có cảm giác bỏng rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, co hoặc giãn đồng tử.
- Có cảm giác bỏng rát ở miệng và họng, tiết nước bọt nhiều, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.
- Nhức đầu, chóng mặt, co giật, choáng váng, nói líu lưỡi, không có ý thức.
- Ho nhiều, tức ngực, khó thở và thở khò khè.

Cấp cứu

Bệnh nhân đã ngừng thở: Cần hô hấp nhân tạo.

Nếu nhận thấy bệnh nhân không uống thuốc trừ sâu thì có thể hô hấp nhân tạo bằng thổi miệng:

- Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa cổ, một tay giữ sau gáy, tay khác đặt lên trán và dùng ngón cái, ngón trỏ giữ mũi không cho không khí ra. Dùng miệng mình thổi vào miệng bệnh nhân.
- Thổi mạnh để làm phồng phổi. Nếu bệnh nhân phục hồi được hô hấp thì ngực phập phồng, khi đó không cần thổi và để bệnh nhân thở ra. Thổi mạnh lần nữa... và cứ như thế 10-12 lần/phút, mỗi lần trong vòng 5 giây.
- Hô hấp nhân tạo cần kiên trì cho đến khi cứu được bệnh nhân.

Bệnh nhân uống hóa chất: Sử dụng phương pháp hô hấp nhân tạo bằng máy.

Hóa chất trừ sâu vào mắt: Cần rửa ngay bằng lượng nước lớn trong thời gian 5 phút. Để bệnh nhân nằm ngửa, dùng ngón trỏ và ngón cái banh mắt nạn nhân, tay kia cầm ca nước dội nhiều lần vào mắt cho trôi hóa chất.

Bệnh nhân nhiễm độc da: Cởi ngay quần áo nhiễm độc trên người bệnh nhân và chuyển bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc. Tắm cho bệnh nhân bằng dội nước và xà phòng trong vòng 10 phút. Nếu không có nước, lau da bằng quần áo và giấy để làm sạch hóa chất.

Sau khi sơ cứu, không nên cho bệnh nhân hút thuốc và uống sữa, có thể cho uống nước. Cần gửi ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để điều trị đặc hiệu theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

BS. Hoàng Hạnh, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bị chàm ''chỗ ấy'', đừng bôi thuốc DEP! (26/08/2003)
Cẩn thận khi trẻ nhức đầu (26/08/2003)
Trị các chứng sản hậu bằng y học cổ truyền (26/08/2003)
Thực phẩm mốc - loại thức ăn nguy hiểm (26/08/2003)
Mẹ làm gì khi con táo bón? (26/08/2003)
Bọ cạp - vị thuốc quý giá (26/08/2003)
Điều trị lao cột sống (25/08/2003)
Thừa và thiếu vitamin D đều nguy hiểm (25/08/2003)
Đừng để cặp sách đè nặng vai con bạn (25/08/2003)
Tập thể thao đẩy lùi chứng bất lực nam giới (24/08/2003)
Mộng thịt - kẻ thù của thị lực (22/08/2003)
Đoán sức khoẻ qua kinh nguyệt (22/08/2003)
Mẹ làm gì khi con táo bón? (21/08/2003)
Cân nặng nên có của người trưởng thành (21/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang