Trẻ em có thể điếc vì tiếng ồn trường học
11:43' 29/08/2003 (GMT+7)

Theo tính toán của Hội Phòng chống tiếng ồn và điếc thế giới, các hoạt động, sinh hoạt tập thể như tiếng hò hét, cười đùa quá to, tiếng xô đẩy bàn ghế, quát gọi nhau trong giờ nghỉ và nhất là giờ tan học có thể lên tới trên 90 db. Trong khi đó, tiếng ồn trên 80 db (nghe tiếng nói thường cách xa 1m không rõ) đã gây nghe kém, điếc nếu tiếp xúc hàng ngày.

Trẻ có thể điếc nếu bị bạn học hét đùa vào tai.

Qua khảo sát theo dõi tiếng ồn ở 3 trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội cho thấy: Trong giờ ra chơi tiếng ồn ở sân trường, hành lang thường cao khoảng 90 db. Đặc biệt giờ tan trường tiếng ồn luôn có cường độ trên 90 db đến 100 db, kéo dài ít nhất là 10 phút. Ngay trong giờ học, tiếng ồn trong lớp học (có mặt thầy, cô giáo) cũng thường xuyên trên 70 db.

Trong khi đó, Hội Phòng chống tiếng ồn và điếc thế giới đưa ra tiêu chuẩn tiếng ồn với môi trường học đường như sau:

- Tiếng ồn dưới 50 db (nói thầm cách xa 1m còn nghe được rõ) đảm bảo cho học tập, tiếp thu tốt.
- Tiếng ồn 70 db ảnh hưởng đến tư duy, học tập.
- Tiếng ồn trên 80 db (nghe tiếng nói thường cách xa 1m không rõ) sẽ gây nghe kém, điếc nếu tiếp xúc hàng ngày.

Hội này cho biết, những nǎm gần đây số trẻ em ở lứa tuổi học đường bị điếc và nghe kém do tiếng ồn gia tǎng đến mức độ cần báo động. Đây là loại nghe kém rất nguy hại vì trước hết sẽ ảnh hưởng đến học tập do không nghe được đầy đủ và đúng những bài giảng, thảo luận trên lớp, từ đó gây kém tập trung, ngại, chán học.

Cũng do nghe kém sẽ đưa tới ngại trao đổi, tiếp xúc với mọi người, lâu dài làm thay đổi tính nết của học sinh khiến các em này thờ ơ, dễ cáu, xa lánh bạn bè.

Điều cần lưu ý là nghe kém loại này thường tiến triển chậm nhưng tǎng dần, không gây tổn thương ở màng tai, ống tai, do đó các em thường không biết đã mắc. Gia đình nếu có nghi ngờ đưa đi khám tại các phòng khám tai - mũi - họng không chuyên sâu (đo được sức nghe) cũng không xác định được. Hơn nữa cho đến nay với loại nghe kém này chưa có phương thức điều trị hiệu quả.

Các loại tiếng ồn nguy hiểm

Tiếng ồn ở các trường học tǎng cao do các nguồn gây ồn:

- Tiếng ồn môi trường tǎng cao thường thấy ở các trường gần các phố buôn bán tấp nập, sát các đường giao thông luôn có xe cộ hay gần chợ, bến xe... Tiếng ồn môi trường các khu vực này thường trên 80 db lúc cao điểm trong khi đó những trường này thiếu tường đủ cao và dải cây xanh ngǎn cách, các lớp học không có hay không đóng cửa vì quá nóng.

- Người ta cũng đặc biệt lưu ý đến tác hại do chính các học sinh thiếu hiểu biết gây ra như quát, hét to vào tai bạn để dọa, đùa mà không biết là tiếng hét thật to có thể lên tới trên 100 db.

- Thường xuyên đứng gần trống lúc đánh, loa khi phát thanh có thể gây tổn thương các tế bào thần kinh nghe.

- Thói quen nghe ca nhạc qua núm tai mở thật to khi đi đường hay lúc rỗi kéo dài hàng tiếng liên tục trong nhiều ngày cũng là nguyên nhân gây điếc, nghe kém.

Bảo vệ đôi tai học sinh

Để bảo vệ sức nghe, phòng tránh điếc và nghe kém, đảm bảo cho học tập, sinh hoạt và lao động của học sinh sau này, bước vào nǎm học mới các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh cần giải thích, hướng dẫn cho các em thấy rõ tác hại của tiếng ồn.

Bản thân các học sinh, các tổ chức đoàn, đội trong nhà trường nhắc nhở nhau không nên gây ồn ào giữ gìn tai nghe của bản thân và bạn bè, lưu ý phát hiện khi tai có vấn đề cần đi kiểm tra cẩn thận.

GSTS. Ngô Ngọc Liễn, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm (29/08/2003)
Muốn răng tốt, phải chăm sóc từ khi mọc răng (28/08/2003)
Phụ nữ bị lãnh cảm do đâu? (28/08/2003)
Sao mỗi người nói một khác về tuổi thai? (28/08/2003)
Đình chỉ kinh nguyệt có hại hay không? (27/08/2003)
Cấp cứu ngộ độc hoá chất diệt côn trùng (27/08/2003)
Bị chàm ''chỗ ấy'', đừng bôi thuốc DEP! (26/08/2003)
Cẩn thận khi trẻ nhức đầu (26/08/2003)
Trị các chứng sản hậu bằng y học cổ truyền (26/08/2003)
Thực phẩm mốc - loại thức ăn nguy hiểm (26/08/2003)
Mẹ làm gì khi con táo bón? (26/08/2003)
Bọ cạp - vị thuốc quý giá (26/08/2003)
Điều trị lao cột sống (25/08/2003)
Thừa và thiếu vitamin D đều nguy hiểm (25/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang