Tránh có kinh vào ngày kết hôn
19:20' 16/09/2003 (GMT+7)

Hỏi: Em gần kết hôn nhưng tính lịch thì ngày cưới rơi đúng vào giai đoạn hành kinh. Xin hướng dẫn giúp cách tránh.

Các cô dâu có thể lui những ngày khó chịu nếu đang dùng thuốc viên tránh thai.

Trả lời: Đây cũng là điều băn khoăn của nhiều phụ nữ trước khi đi du lịch hay trước một dự định quan trọng nào đó. Chỉ có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ khoẻ mạnh nếu người đó đang dùng thuốc tránh thai và đã dùng được vài chu kỳ kinh. Việc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có dễ dàng hay không còn phụ thuộc vào từng loại thuốc tránh thai. Vì vậy cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi cần điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.

Để tránh hẳn một kỳ hành kinh, với người dùng thuốc tránh thai loại vỉ 28 viên, khi uống hết những viên có hormone (21 viên), cần uống tiếp 1 vỉ mới, bỏ 7 viên cuối không có hormone (viên placebo).

Với người dùng thuốc tránh thai loại vỉ 21 viên, đáng lý ngưng 1 tuần thì cần uống tiếp luôn 1 vỉ mới. Dùng liên tục những viên có hormone sẽ trì hoãn được sự ra kinh do nồng độ hormone luôn được duy trì, không tụt xuống để tạo ra hiện tượng kinh nguyệt.

Tuy nhiên, phương pháp nói trên không bảo đảm hoàn toàn; đôi khi vẫn xảy ra hiện tượng ra kinh ít và cũng không có tác dụng đề phòng có thai. Phương pháp hoãn kỳ hành kinh chỉ nên thực hiện trong những trường hợp đặc biệt và cần được thầy thuốc xem xét. Nếu còn đủ thời gian (từ nay đến ngày cưới), em có thể dùng Depo-Provera - một loại thuốc tránh thai dạng tiêm, 3 tháng tiêm 1 lần. Depo-Provera có xu hướng làm cho chu kỳ kinh trở nên không đều. Phần lớn phụ nữ dùng Depo-Provera gặp hiện tượng ra máu ít giữa chu kỳ kinh. Một số người thậm chí không ra kinh sau khi dùng thuốc này một thời gian ngắn.

BS. Đào Xuân Dũng, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Vai trò của canxi và sắt trong thai kỳ (16/09/2003)
Vì sao chân tay nổi nhiều gân xanh? (16/09/2003)
Cẩn thận với thực phẩm gây ung thư (16/09/2003)
10 câu hỏi về các vùng nhạy cảm của cơ thể (15/09/2003)
Phòng hoại tử cho người nằm bất động lâu ngày (15/09/2003)
Bố bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường? (12/09/2003)
Bệnh sốt xuất huyết và biến chứng chảy máu trong nhãn cầu (12/09/2003)
Sơ cứu ngộ độc (11/09/2003)
Có thể cầm máu cho trẻ bằng đốt điện (11/09/2003)
Bệnh bạch tạng và bạch biến có giống nhau? (10/09/2003)
10 cách chống stress khi mang thai (10/09/2003)
Lưu ý khi bị suy tĩnh mạch (08/09/2003)
Ngăn ngừa và trị viêm lợi (08/09/2003)
Xử trí chấn thương sọ não trẻ em (08/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang