Phụ nữ mang thai tập thể dục lợi gì?
07:42' 17/09/2003 (GMT+7)

Với các thai phụ, thể dục giúp duy trì sức khoẻ để chuẩn bị cho cơn 'vượt cạn' và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng những thay đổi khi mang thai khiến không ít phụ nữ ngại luyện tập, do vậy mỗi khi phải thuyết phục bản thân tập thể dục, hãy nhớ đến những lợi ích sau.

 

Tăng cường sinh lực

Theo Anita Athony - chuyên gia thể dục của trường ĐH Reebok (Mỹ), thể dục thường xuyên giúp tăng cường sự trao đổi chất, điều hoà nhiệt độ cơ thể và giúp ngủ tốt hơn. Hơn nữa, thể dục giúp bơm nhiều máu hơn đến thai nhi và cải thiện sức khoẻ toàn thân cho phụ nữ mang thai.

Kích thích lưu thông


Thể dục thúc đẩy sự lưu thông và quá trình tiêu hoá, giúp ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ, giãn tĩnh mạch, chuột rút chân và sưng mắt cá chân.

Ngừa bệnh đái đường thời kỳ thai nghén


Các hormone từ nhau thai tạo ra tình trạng kháng chất insuline ở một số phụ nữ có thai có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường thời kỳ thai nghén. Bệnh này có thể khiến cho thai nhi sinh ra to hơn bình thuờng và bị bệnh đái đường type 2. GS. Gerald Bernstein- Chủ tịch Hiệp hội Đái đường Mỹ khẳng định, tăng cường rèn luyện thể dục và ăn uống hợp lý để duy trì trọng lượng ở mức bình thường có thể giúp phụ nữ mang thai ngăn ngừa đái đường thời kỳ mang thai.

Cải thiện tâm trạng

Thể dục có thể làm giảm các triệu chứng suy nhược, giúp phj nữ mang thai kiểm soát tâm trạng tốt hơn và mang lại sự hưng phấn. Trong các yếu tố tác động tích cực của thể dục với phụ nữ mang thai như giúp ngủ sâu, giảm stress, tăng cường lưu thông... thì kiểm soát được tâm trạng là một yếu tố quan trọng nhất.

TS. Michael Mottola (Trường ĐH Y Western Ontario (Canada) cho rằng, phụ nữ mang thai thường mất đi sự kiểm soát cơ thể, nhất là về khía cạnh tâm trạng. Luyện tập thể dục có thể giúp họ lấy lại phần nào sự kiểm soát cho cơ thể.

Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi

Các nghiên cứu của James F. Clapp, tác giả của cuốn sách Thể dục trong thời kỳ mang thai chỉ ra rằng, trẻ em sinh ra từ những bà mẹ vận động nhiều trong thời kỳ mang thai có thể đạt kết quả cao hơn trong các bài kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ và trí thông minh nói chung.

Chống đau lưng

Theo GS. Elizabeth Joy (Trường ĐH Utah), những phụ nữ có thai thường xuyên tập thể dục ít mắc những bệnh liên quan đến mang thai (đau lưng và hông) hơn. Thể dục giúp giảm bớt sức kéo về phía trước do thai nhi- nguyên nhân gây đau lưng dưới ở phụ nữ mang thai, tăng cường sự dẻo dai của cơ lưng và bụng.

Ngủ sâu


Theo nghiên cứu của Trường ĐH Saint Joseph (Mỹ), 97% phụ nữ mất ngủ trong đêm cuối cùng của thời gian mang thai. Một sự vận động trong thời điểm này rất cần thiết, giúp phụ nữ mang thai ngủ sâu hơn trong đêm này để chuẩn bị sinh nở (nhưng không tập thể dục khoảng 3 giờ trước khi ngủ).

Đủ sức sinh nở

Các chuyên gia y tế cho rằng, sức khoẻ của bà mẹ giúp rút ngắn thời gian đau đẻ, hạn chế sự can thiệp y tế và giảm bớt sự mệt mỏi trong quá trình đau đẻ. Vận động trong thời gian mang thai cũng tương tự như chuẩn bị cho một cuộc chạy marathon, sức chịu đựng là chìa khoá. Khoẻ mạnh sẽ không làm giảm đau nhưng nó có thể giúp các thai phụ vượt qua 24 giờ sinh đẻ và giúp họ hồi sức nhanh hơn.

Chuẩn bị chăm sóc con


Chăm sóc con cái thực sự là một việc vất vả với bất cứ phụ nữ nào. Đơn cử, chỉ việc bế ''cục cưng'' 6-8 tháng tuổi nặng trên 8kg liên tục trong vài giờ cũng khiến chân tay người mẹ mỏi nhừ. Do vậy, để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con, các bà mẹ cần tăng cương sức khoẻ của đôi chân, lưng trên, cơ toàn thân, đôi tay để bế và chăm sóc con. Tăng cường luyện tập rất có lợi, giúp các bà mẹ có sức khoẻ, bế con đúng cách và không làm chúng đau.

Giảm cân sau sinh

Lối sống ít vận động có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ. Tăng cân trong quá trình mang thai khoảng 12kg là bình thường, nhưng để giảm cân sau sinh lại rất khó. Vận động trong quá trinh mang thai không những giúp phụ nữ chống bệnh đái đường thời kỳ mang thai mà còn giúp duy trì trọng lượng ở mức phù hợp khi mang thai.

Bài tập Kegel cho phụ nữ mang thai

Kegel là một bài tập đơn giản và hiệu quả giúp phụ nữ mang thai khoẻ mạnh, linh hoạt, tránh bệnh đái dầm và giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng sau sinh. Theo tác giả của bài tập, chuyên gia thể dục Linda Shelton (tạp chí Fit Pregnancy, Mỹ), Kegel giúp người tập tăng cường sức khoẻ đôi chân, các cơ bụng và lưng dưới. Tuy nhiên, khi luyện tập Kegel, phụ nữ nên lắng nghe những phản ứng của cơ thể và thay đổi chế độ luyện tập cho phù hợp.

Kegel là gì? Các cơ thành xương chậu hoạt động như là giá đỡ bàng quang, tử cung và trực tràng. Bài tập kegel giúp duy trì các cơ thành xương chậu khoẻ sau khi sinh và có thể ngăn ngừa chứng đái dầm thai kỳ.

Các luyện tập một bài Kegel là: Khép các cơ thành xương chậu, co duỗi lên xuống, rồi đếm đến 3, sau đó thư giãn. Tăng dần bài tập co duỗi lên xuống các cơ thành xương chậu lên, đếm đến 10. Để có kết quả tốt nhất, nên thực hiện bài tập Kegel 3-5 lần/ngày.

(Theo Thế giới phụ nữ)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tránh có kinh vào ngày kết hôn (16/09/2003)
Vai trò của canxi và sắt trong thai kỳ (16/09/2003)
Vì sao chân tay nổi nhiều gân xanh? (16/09/2003)
Cẩn thận với thực phẩm gây ung thư (16/09/2003)
10 câu hỏi về các vùng nhạy cảm của cơ thể (15/09/2003)
Phòng hoại tử cho người nằm bất động lâu ngày (15/09/2003)
Bố bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường? (12/09/2003)
Bệnh sốt xuất huyết và biến chứng chảy máu trong nhãn cầu (12/09/2003)
Sơ cứu ngộ độc (11/09/2003)
Có thể cầm máu cho trẻ bằng đốt điện (11/09/2003)
Bệnh bạch tạng và bạch biến có giống nhau? (10/09/2003)
10 cách chống stress khi mang thai (10/09/2003)
Lưu ý khi bị suy tĩnh mạch (08/09/2003)
Ngăn ngừa và trị viêm lợi (08/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang