Xử lý lỗ rò túi lệ
14:13' 25/09/2003 (GMT+7)

Hỏi: Con trai tôi năm nay 4 tuổi. Từ lúc 1 tuổi đến nay, cháu luôn có một giọt nước mắt đọng ở vùng da gốc sống mũi, khóe trong mi dưới một bên mắt. Ði khám mắt cháu được chẩn đoán có hai lỗ lệ và hẹn đợi lớn sẽ phẫu thuật. Xin cho biết đây là bệnh gì? Cách giải quyết?

Trả lời: Tình trạng bạn nêu, chúng tôi nghĩ nhiều đến lỗ rò túi lệ. Người bị lỗ rò túi lệ, góc trong mi dưới luôn như có một giọt sương treo. Ðó chính là giọt nước mắt, cứ thấm khô, lại tái tạo.

Có lỗ rò túi lệ hoặc lệ quản bẩm sinh, nhưng hiếm gặp. Thế nhưng có nhiều bệnh nhân bị lỗ rò túi lệ hậu đắc. Hậu đắc do tắc ống lệ mũi rồi sau thành áp-xe túi lệ, nơi vỡ mủ của áp-xe hay để lại biến chứng lỗ rò. Loại này hay gặp ở các cháu bị tắc lệ đạo sơ sinh không được bơm, thông, không được điều trị dứt điểm. Loại này còn gặp ở người lớn do biến chứng mắt hột gây tắc ống lệ mũi, hoặc bị bỏng mắt do hóa chất (đặc biệt là hóa chất kiềm như vôi, xút, đất đèn, a-mô-ni-ắc) và không được bơm rửa lệ đạo có hệ thống trong quá trình điều trị bước đầu.

Phòng ngừa, phát hiện


Để đề phòng có lỗ rò túi lệ, cần phòng ngừa chứng tắc ống lệ mũi như sau:
- Cảnh giác khi trẻ sơ sinh hoặc nhũ nhi không sưng, đỏ mắt nhưng luôn ngấn lệ. Có thể trẻ bị tắc lệ đạo, hoặc trẻ bị quặm co quắp bẩm sinh mà thường là ở góc trong mi, đặc biệt là mi dưới.
- Với người lớn, dù tắc lệ đạo do biến chứng mắt hột, do dị dạng xương mũi, do bỏng hóa chất, đều phải được bơm thông lệ đạo, có chỉ định thì nên phẫu thuật điều trị tắc lệ đạo. Tất cả đều nhằm làm cho mắt có đường lệ thông thoát, tránh được áp-xe túi lệ, dẫn đến lỗ rò túi lệ.

Điều trị

Điều trị lỗ rò lệ tương đối phức tạp. Phải phẫu thuật (có kết hợp với nhiệt, lạnh, laser...). Ngoài phẫu thuật không có thuốc điều trị lỗ rò lệ. Người bệnh cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa mắt.

BS. Hoàng Sinh, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Một số thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ sẩy thai (24/09/2003)
Chữa viêm họng bằng thuốc nam (24/09/2003)
Chữa á sừng lòng bàn tay, chân (24/09/2003)
Hạn chế chứng đau gáy - vai - cánh tay (24/09/2003)
Đột quỵ có di truyền không? (23/09/2003)
Chăm sóc trẻ ngay sau đẻ (23/09/2003)
Ăn chay trường có tốt cho sức khoẻ? (23/09/2003)
Phát hiện sớm bệnh suy thoái cơ (23/09/2003)
Ðể trẻ ngủ ngon hơn (22/09/2003)
Lạm dụng các loại thuốc chống ngạt mũi, hậu quả gì? (22/09/2003)
Ðau thắt ngực, khám chữa ở đâu? (22/09/2003)
Phụ nữ trẻ bị thoái hoá khớp thế nào? (18/09/2003)
Những thức ăn - vị thuốc trong dinh dưỡng hiện đại (18/09/2003)
Nhìn tóc đoán bệnh (18/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang