''Hoãn niêm yết giá thuốc là hợp lý''
09:10' 01/01/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - PGS.TS Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam đã khẳng định với VietNamNet như vậy. Sau nhiều văn bản cũng như ý kiến của các doanh nghiệp, một lần nữa tính thực thi của Thông tư 08 của Bộ y tế và Bộ Tài chính lại không thành.

Giá thuốc liên tục bị đẩy lên cao trong năm 2003.
Lý do mà Bộ Y tế đưa ra về việc
hoãn niêm yết giá thuốc là do nghị định của Chính phủ về quản lý giá thuốc chữa bệnh cho người chưa ban hành.

Hiện nay, ở Việt Nam có gần 10.000 loại thuốc được sản xuất, nhập khẩu từ nhiều nguồn, nhiều nước và giá cả rất khác nhau. Giá thuốc biến động, nhà nước không quản lý nổi cho thấy cơ chế quản lý giá thuốc hiện hành bộ lộ nhiều nhược điểm. Nhằm chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước thi nhau hạ giá thành. Còn ở khâu nhập khẩu nhà nước chưa có các quy định nên các công ty dược phẩm nước ngoài lợi dụng vị thế độc quyền để áp đặt giá bán giá cao. Ngay cả khâu bán lẻ cũng chưa có cơ sở pháp lý để kiểm tra tính ''hợp lý'' của mức giá niêm yết tại cơ sở bán lẻ.

Một vòng luẩn quẩn

Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý giá thuốc, bảo đảm bình ổn giá thuốc ở mức hợp lý, đồng thời cũng giao cho Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng Nghị định về quản lý giá thuốc.

Đến gần thời điểm Thông tư 08 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính có hiệu lực, Nghị định của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về Giá được đưa ra cũng đã đề cập đến việc quy định khung giá bán lẻ một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người nhưng Nghị định của Chính phủ về quản lý giá thuốc chữa bệnh cho người chưa ban hành.

Theo DS. Lê Minh Điểm Giám đốc Xí nghiệp sinh phẩm 26, giá thuốc bất ổn vào những tháng đầu năm 2003 đã làm cho Bộ Y tế ''sốt ruột''. Theo trình tự Pháp lệnh ra đời rồi đến Nghị định và cuối cùng là thông tư. Nhưng trong việc này, quy trình đã bị đảo lộn khi thông tư đưa ra trước Nghị định. Đó là lý do việc niêm yết giá thuốc hoãn lại nhiều lần.

TS. Lê Văn Truyền cho cho biết: ''Quy định của Pháp lệnh về Giá là cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá cả dược phẩm, đồng thời là hành lang pháp lý hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp dược phẩm. Thông tư 08 chỉ điều chỉnh việc kê khai và niêm yết giá thuốc không phải là Thông tư hướng dẫn việc quản lý giá thuốc''.

Về việc hoãn niêm yết giá thuốc, DS. Lê Minh Điểm cho biết: ''Từ trước đến nay Xí nghiệp chúng tôi chưa niêm yết giá thuốc. Theo nhận định từ trước của chúng tôi, hướng giải quyết này không thực tế và khó thực hiện. Sau khi có Thông tư 08, xí nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện cần thiết để đến giờ chót sẽ in. Đến thời điểm này, thông tư lại hoãn, xí nghiệp sinh phẩm 26  không bị ảnh hưởng đến công việc sản xuất''.

Một công cụ bình ổn giá thuốc

PGS.TS Lê Văn Truyền cho biết thêm: ''Niêm yết giá thuốc là việc nên làm nhưng ai niêm yết rất quan trọng. Theo thông tư 08 nhà sản xuất phải niêm yết nhưng thực tế người bán lẻ mới quan tâm đến việc này. Đúng ra nhà nước phải xây dựng khung giá, cái đó mới quan trọng, còn in mà không cho khung thì muốn in thế nào ai quản lý được''.

Đến thời điểm này, các doanh nghiệp đều nhất trí phương án Nghị định của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về Giá được đưa ra đã đề cập đến việc quy định khung giá bán lẻ một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh cho người, các bộ trên tinh thần của Nghị định tiến hành các bước tiếp theo.

Sở dĩ Thông tư 08 không khả thi là vì thiếu những hệ thống cơ sở pháp lý. Từ văn bản đầu tiên rất quan trọng đối với ngành dược là Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá hy vọng thời gian tới sẽ có những cơ sở pháp lý để bình ổn thị trường thuốc chữa bệnh.

Phản ứng của doanh nghiệp

Dược sĩ Nông Hữu Đức, Giám đốc CTCP Traphaco chi nhánh TP.HCM cho biết: "Chúng tôi phải nghe ngóng đã. Không quá "sốt sắng" nữa. Với những lô hàng đã thực hiện niêm yết thì chúng tôi tiếp tục làm, còn những mặt hàng chưa thì lại chờ đến quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng khi Bộ Y tế ra quyết định thời hạn một cách chính xác (không lùi nữa) thì cũng nên có một khoảng thời gian hợp lý để các doanh nghiệp có thời gian thực hiện".

Có thể thấy, tình hình chung hiện nay là các nhà sản xuất trong nước vẫn tiếp tục thực hiện việc in giá trên bao bì theo một cách "cầm chừng". Và vẫn còn không ít lo âu trong việc in giá bán lẻ trên bao bì sẽ khó có thể ổn định giá trong một thời gian dài. Và khi có sự thay đổi lên xuống về giá cả của một loại thuốc nào đó, chắc lại phải tính đến việc dán giá niêm yết đè lên giá đã được in. Chính việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giả mạo sản phẩm". 

(Theo Lao Động)

  • Lệ Hà
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chưa thực hiện niêm yết giá thuốc từ 1/1/2004 (30/12/2003)
Nhận biết sớm các biểu hiện của cơn đau tim (30/12/2003)
Chỉ còn 0,17% dân số mắc bệnh sốt rét (29/12/2003)
Năm 2003 cả nước xảy ra 133 vụ ngộ độc (29/12/2003)
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư vú (29/12/2003)
Lời khuyên cho người mới được chẩn đoán nhiễm HIV (29/12/2003)
Trung Quốc sẽ chỉ bán kháng sinh theo đơn thuốc (29/12/2003)
Dân số Việt Nam gần ở con số 81 triệu người (25/12/2003)
Một số câu hỏi thường gặp về chứng rụng tóc (25/12/2003)
Interferon tỏ ra hiệu quả trong điều trị SARS (24/12/2003)
Bệnh cúm nguy hiểm hơn ta tưởng (24/12/2003)
Đưa vi chất dinh dưỡng vào nước mắm (24/12/2003)
Hà Nội khởi động kiểm tra thực phẩm Tết (23/12/2003)
Hàn Quốc: Cúm gà lan ra ngoài vòng cách ly (23/12/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang