,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
458104
Virus cúm gia cầm H5N1: Dạng đặc hữu châu Á
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Virus cúm gia cầm H5N1: Dạng đặc hữu châu Á

Cập nhật lúc 22:24, Thứ Bảy, 10/07/2004 (GMT+7)
,

Tiếp theo hai tỉnh miền Trung, hôm nay (10/7), chính phủ Thái Lan lại khẳng định thêm các đợt dịch cúm gia cầm mới tại nhiều trang trại ở hai tỉnh miền Bắc.

Thu nhặt gà chết tại Thái Lan.

Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan Somsak Thepsuthin cho biết 200 con gà đã chết tại tỉnh Sukhothai. Thêm 1.000 con bị giết tại tỉnh Uttaradit nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus H5N1. Tuy nhiên, ông Somsak không tiết lộ số trang trị bị ảnh hưởng.

Theo cục trưởng Cục Vật nuôi Yukol Limlaemthong, hiện tượng gà chết tại các trang trại nhỏ ở tỉnh Đông Bắc Mukdahan cũng đang được điều tra và kết quả sẽ được công bố trong hai ngày tới. Còn nhớ vào ngày 7/7, nước này đã khẳng định hai đợt dịch virus H5N1 tại tỉnh Ayuthaya và Pathum Thani và giết khoảng 8.000 con gà. Tuyên bố của Thái Lan được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc thông báo đợt dịch tại tỉnh An Huy.

Trước tình hình này, Thái Lan đã thành lập một trung tâm khẩn cấp, hoạt động 24/24 giờ, để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Đại diện từ các Bộ Nông nghiệp, Y tế, Thương Mại, Nội vụ, Công nghiệp, Lao động và Ngoại giao sẽ phối hợp để điều hành trung tâm nhằm thu thập và điều tra mọi thông tin về cúm gia cầm tại quốc gia này cũng như nhanh chóng tiến hành các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu sự lây nhiễm.

Một nghiên cứu mới được công bố vào tuần này cho thấy virus H5N1 đã trở thành "dạng đặc hữu" ở châu Á và nó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu nếu không được kiểm soát. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng virus cúm gia cầm lây lan rộng hơn mọi người vẫn nghĩ và do đó khó có thể bị diệt trừ. WHO kêu gọi các chính phủ trong khu vực cung cấp mẫu virus từ những đợt dịch gần đây cho các phòng thí nghiệm của tổ chức này để giám sát bệnh hiệu quả.

TS Shigeru Omi, giám đốc văn phòng khu vực Tây Thái Bình dương của WHO biết: ""Chúng ta cần giám sát các virus chặt chẽ để xem liệu có phải chúng ta đang đối phó với phần mở rộng của các đợt dịch lớn đầu năm nay, hay đây là một dạng virus cúm A (H5N1) mới, lây lan cao. Câu trả lời sẽ giúp chúng ta có phản ứng đúng. Nếu chúng ta so sánh các virus của những đợt dịch mới bùng phát với virus trước kia, chúng ta sẽ có một bức tranh rõ ràng hơn về điều gì đang xảy ra''.

Cho tới nay hàng chục nghìn con gà và vịt tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc đã bị giết để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch. Vẫn chưa có sự khẳng định về người nhiễm bệnh. Theo TS Omi, các nước bị ảnh hưởng đã phản ứng nhanh với mối đe doạ này song khuyến cáo vẫn có nguy cơ lớn đối với sức khoẻ công chúng. Ông nói: ''Việc con người tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh có thể làm cho virus cúm nhảy sang người và tạo ra một loại virus cúm mới mà con người không có khả năng miễn dịch. Rõ ràng là tiềm năng của một đại dịch cúm vẫn lẩn quất ở đó''.

WHO đang khuyến khích các quốc gia bị ảnh hưởng và các nước có dịch trước đây tiến hành hoạt động đánh giá nguy cơ khẩn cấp, tăng cường giám sát ở người và động vật cũng như phân tích dạng virus. Tổ chức này đang hợp tác chặt chẽ với các nước và tổ chức quốc tế khác như FAO và OIE để tăng cường giám sát con người.

  • Minh Sơn (Tổng hợp) 
,
,