,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
535166
"Chán sống": hội chứng đáng báo động
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

'Chán sống': hội chứng đáng báo động

Cập nhật lúc 11:55, Thứ Tư, 20/10/2004 (GMT+7)
,
(VietNamNet) -  40 giây có một người trên trái đất tự sát! Tại VN, chưa có con số thống kê cụ thể lượng người tự tử hàng năm nhưng tại các cơ sở y tế, vẫn tiếp nhận đều đặn và ngày càng nhiều những trường hợp này.

Những người hết muốn thấy mặt trời

BS Lâm Xuân Điền, giám đốc BV Tâm Thần TP.HCM:  Cần có một cơ quan chuyên theo dõi về tự tử

Soạn: AM 175609 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bác sĩ Lâm Xuân Điền

Tự tử là tự đem đến cái chết cho mình một cách có ý thức. Nguyên nhân có rất nhiều. Tuy nhiên, hơn 50% những người tự tử đều mắc bệnh trầm cảm dẫn đến buồn chán, tự ti và thiếu niềm tin vào cuộc sống.

Tự tử kết hợp cả 2 vấn đề: sức khỏe tâm thần và xã hội. Những người tự tử là người không còn con đường để chọn, cần sự giúp đỡ. Tuy nhiên, hiện nay xã hội còn định kiến với người tự tử. Phần lớn mọi người nghĩ rằng tự tử là hành vi khờ dại, ngu ngốc. Có những em gái chỉ vì một mụn cám mà phải tự tử nên bị bạn chê cười. Phần lớn, các em có ý định tự tử đều thổ lộ với một người nào đó. Vì thế,  không chỉ cần hiểu tâm sinh lý của các em mà còn phải lưu ý  những dấu hiệu báo trước đó.

VN mới chỉ có những chuyển động ban đầu trong việc quan tâm đến vấn đề tự tử. Theo tôi, để hạn chế hiện tượng này, cần huy động tất cả nguồn lực, tổ chức. Cụ thể: Cần một cơ quan chuyên theo dõi, hướng dẫn, nghiên cứu về tự tử. Cơ quan này có cơ chế hoạt động rõ ràng để đảm bảo sự thông tin đầy đủ, chính xác giữa những cơ quan liên quan như công an, y tế, UBND quận huyện phường xã. Cần có những công trình nghiên cứu sâu để tìm ra những yếu tố nguy cơ. Có một tổ chức lắng nghe 24/24 giờ những người có ý định tự tử và hỗ trợ về tâm lý qua tổng đài thành phố. Riêng điều này, BV Tâm Thần cũng đang trăn trở tìm hướng đi, hy vọng cuối năm 2005 sẽ hình thành...

Ngày 10/10, những người bạn thân của chị Nguyễn Minh U.đến thăm chị trong bệnh viện... Không ai ngờ có ngày chị U. lại rơi vào tình trạng bế tắc. Ngoài 30 tuổi, trẻ đẹp, rất tự tin, chị là trưởng phòng kinh doanh của một công ty nước ngoài.  Vậy mà chị đã uống khoảng 20 viên Theophylline, thuốc dùng để chữa hen suyễn của người bạn ở chung nhà và khoảng 50 viên Astemisol để kết thúc cuộc đời. Người bạn vội vã đưa chị vào Trung tâm y tế gần nhà để nhân viên y tế cấp cứu. Họ đút cái ống nhựa dài lằng ngoằn qua đường mũi vào dạ dày mà súc ruột và làm các biện pháp sơ cấp cứu cho chị. Trung tâm này sau đó đã chuyển Minh U. lên tuyến trên trong tình trạng bệnh nhân vật vã, giãy giụa, nhịp tim nhanh, co giật... Các bác sĩ (BS) đã cho sốc điện, theo dõi liên tục kết  hợp chạy thận nhân tạo để lọc các độc chất ra khỏi cơ thể mới có thể giành lại sự sống cho chị. Theo các BS, nồng độ của Theophylline trong máu đo được là 111µ/ml trong khi theo đánh giá chung, chỉ cần 50µ/ml là được xem rất nặng. Trường hợp này nếu không theo dõi kịp thời thì khả năng tử vong rất cao.

Bên hành lang bệnh viện, trong sự xúc động không nén được, người bạn của chị buồn rầu cho biết, mẹ và cũng là người thân duy nhất của chị vừa qua đời cách đó nửa năm. Tình cờ, chị U. lại phát hiện trong người mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Gần đây, chị để xảy ra sai phạm trong công việc, bị sếp nhắc nhở. Nỗi buồn chất chứa, buổi tối hôm đó, chị rủ người bạn đi ăn uống, vào phòng trà nghe nhạc. "Đời tao bây giờ coi như hết thấy mặt trời rồi", câu cuối cùng chị nói với bạn mình trước khi thực hiện hành vi tự tử. Lúc đó, người bạn chỉ nghĩ chị buồn mà nói gở như vậy chứ đâu ngờ 2 tiếng sau phải vội vã đưa bạn đi cấp cứu.

Soạn: AM 175607 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một người đã dùng súng để kết liễu đời mình.

Nằm cách chị U. ba giường, một người đàn ông ở Long An, đã treo cổ tự tử vào lúc 12 giờ đêm.  Người nhà kịp phát hiện và đưa đi cấp cứu. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng cho đến nay đã hơn 2 tuần mà anh ta vẫn chưa tỉnh. Các BS nghĩ nhiều đến tình trạng tổn thương não không hồi phục do thiếu oxy. Theo suy đoán của người nhà của anh, điều khiến anh này treo cổ có lẽ do trước đó anh ta lái xe mười hai chỗ gây tai nạn, phải bồi thường một số tiền lớn nên cha anh hay mắng anh là "thằng đàn ông vô tích sự" trong bàn nhậu.

Tuy nhiên, trường hợp của C., sinh viên khoa du lịch của một trường đại học, vừa đáng thương, vừa đáng trách hơn cả.  Khi bị người bạn trai là một BS lánh mặt, không liên lạc 2 tuần, cô đến thăm mẹ anh này nhân tiện... trộm luôn một đống thuốc Panadol (gia đình người bạn trai có tiệm thuốc tây). Về nhà, tối ngày 1/10, cô nốc hết số thuốc vào bụng với mục đích chỉ để gọi người yêu quay về. Bạn bè C. cho biết, mấy ngày C. nằm tại BV Gia Định, người yêu thì chẳng thấy đâu, chỉ tội cô phải đóng... tiền ngu 50.000 đồng và phải trải qua một trận súc ruột ngàn năm không muốn nhớ.  Sau khi xuất viện về nhà, cô chưa thể tiếp tục lên giảng đường mà trùm chăn kín mít ở nhà.

Không chỉ có người trưởng thành mới có hành vi kết thúc cuộc đời. Gần sáng ngày 11/10, người nhà em M.P.N, 14 tuổi, ngụ tại quận 4 khi gọi con mình dậy đi học mới phát hiện em đã dùng dao lam cắt tay tự tử. Thông tin ban đầu cho biết, cháu tự tử là do bị bà la vào tối hôm trước. Em được đưa vào một BV Nhi đồng  trong tình trạng cổ tay có tới 4 lằn cắt, trong đó có một lằn cắt dài 7cm làm đứt tĩnh mạch, đứt gân gập. Sau khi được BS cột mạch máu, nối gân gập và khâu vết thương, em đã qua cơn nguy hiểm.

Tự tử: Một hiện tượng bị lãng quên?

Đối với những trường hợp kể trên, điều may mắn là họ đã được cứu sống. Ngày 11/9, Khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy đã tiếp nhận một bệnh nhân châm xăng tự tử. Trên chiếc băng ca được vội vã đẩy vào là một người thanh niên da cháy hết từng mảng, có chỗ ửng đỏ. Người chứng kiến đi theo kể lại anh ta không biết đến từ nơi nào. Chỉ thấy bỗng dưng anh ta xách 2 lít xăng tưới khắp người rồi châm lửa đốt. Người hai bên đường thấy vậy mới vội vàng dập lửa và gọi 113 rồi đưa anh ta đến Chợ Rẫy. Tuy nhiên anh đã tử vong vì bỏng quá sâu. Sau đó một ngày, xe cấp cứu ở tỉnh Đồng Nai lại đưa một người nạn nhân tự tử vào viện. Theo lời kể ban đầu của người nhà nạn nhân, anh ta đã dùng súng kê cằm tự tử. Một đường đạn ngọt lịm từ cằm trổ lên mắt trái làm vỡ một phần sọ. Anh ta còn quá trẻ, chỉ mới ngoài 20.

Soạn: AM 175617 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tự tử, một hiện tượng đáng quan ngại... Ảnh: Phòng cấp cứu ở BV Chợ Rẫy - TP.HCM

Tuy nhiên, những trường hợp tự tử nếu được cứu sống cũng ít nhiều để lại những di chứng về thể xác và tâm sinh lý về sau. Người đã từng tự tử sẽ có nguy cơ bị ám ảnh, trốn tránh mọi người, tự tử lần 2, lần 3... Đó là chưa kể một gánh nặng cho gia đình như trường hợp người thanh niên ở Long An trong khi chưa biết đến bao giờ anh ta mới có thể tỉnh lại.

Tự tử là một hiện tượng tiêu cực phổ biến trên toàn thế giới. Cứ 40 giây lại có một người tự hủy hoại cuộc sống, mỗi năm số lượng người chết vì tử tử xấp xỉ 1 triệu. Đó là con số của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra vào tháng 9 vừa qua. Tự tử hiện nay được xếp hàng thứ 9 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ với khoảng 30.000 người chết mỗi năm. Tại Việt Nam, chưa có cơ quan nào quản lý và số liệu thống kê chính thức nào về tình hình này. Điều đáng chú ý là lứa tuổi tự tử tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 15-35. Những người từ chối cuộc sống có muôn vàn lí do và có thể chọn bất cứ hình thức nào để đạt được mục tiêu của mình: Uống thuốc, nhất là những thuốc bảo vệ thực vật cực mạnh như phosphor hữu cơ, thuốc diệt cỏ paraquat. Có thể nhảy vào đường ray xe lửa hay treo cổ; Dùng dao lam cắt mạch máu, châm lửa tự thiêu hay nhảy xuống sông....

Tại BV Chợ Rẫy TP.HCM, năm 1996 chỉ tiếp nhận 446 trường hợp tự tử, năm 2003 tăng lên đến 676 trường hợp và 6 tháng đầu năm đã tiếp nhận 355 trường hợp. Còn ở BV Nhi đồng 1, qua nghiên cứu của BS Nguyễn Thị Kim Thoa tình hình trẻ em tự tử tại BV này từ năm 1997 đến năm 2002, có gần 100 em thực hiện hành vi này. Đa số các em dùng thuốc và  hóa chất để tự tử. 34,4% các trường hợp bị trầm nhược do stress từ phía gia đình, hơn 50% ám ảnh vì vấn đề tâm tính dục tuổi mới lớn. Ngoài ra trẻ còn bị lo âu bởi thi rớt, điểm kém, lưu ban... Qua tham vấn tâm lý cho thấy nguyên nhân tự tự ở trẻ em thường phức tạp và không dễ dàng phát hiện qua khám lâm sàng.

Tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, vấn đề tự tử chưa được quan tâm thích đáng. Tự tử gần như được xem là một chuyện bình thường của xã hội. Nhiều người còn định kiến với những người tự tử. Chưa lưu ý nhiều đến các khía cạnh tâm lý do vậy  việc chẩn đoán, điều trị còn bỏ sót và chưa có những biện pháp dự phòng đặc hiệu. Việc nghiên cứu tìm hiểu về hiện tượng này cũng không được mấy chú ý.

  • Vân Điển
,
,