Vịt: Nguồn chứa và lây nhiễm H5N1
19:19' 31/10/2004 (GMT+7)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra khuyến cáo: Vịt cũng lây truyền virus cúm gia cầm, làm tăng nguy cơ đối với sức khoẻ con người.

Theo ông Klaus Stohr, giám đốc Chương trình Cúm của WHO, tại các cuộc thử nghiệm ở Mỹ, vịt truyền lượng virus tương tự cho gà. Không giống gà bị nhiễm cúm H5N1, vịt trong cuộc thử nghiệm tại Mỹ vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh, làm cho mọi người khó có thể dò thấy sự hiện diện của virus. Do vậy, các nước phải coi vịt khoẻ mạnh có thể là một nguồn chứa và lây nhiễm virus H5N1 sang người!

Soạn: AM 184111 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Vịt thoạt trông có vẻ khoẻ mạnh, nhưng có rhể chúng đã trở thành nguồn chứa H5N1 

Ông Stohr cho biết virus có nguy cơ lây nhiễm cao từ vịt sang người. Nguyên nhân là nhiều nông dân ở các vùng có dịch tại Đông Nam Á để vịt vào nhà, thả rông trên cánh đồng hoặc trong sân. Vịt thường được nuôi nhốt lẫn với gà và thường tắm ao. Do vậy, chúng có thể lây nhiễm virus cho chim hoang dã di cư nếu chim hoang dã kiếm ăn trong những ao đó hoặc trên cánh đồng. Đến lượt chim hoang dã lại phân tán virus tới nơi khác.

Ngoài ra, vịt còn có nguy cơ lây nhiễm sang người chăn vịt hoặc những dân làng uống nước ao nơi vịt tắm. Bệnh nhân tử vong mới đây nhất tại Thái Lan, một bé gái 14 tuổi, đã nhiễm virus do xung quanh nhà có nhiều phân gia cầm. Việc làm khẩn cấp hiện nay là các chính phủ cần tập trung vào nghiên cứu để phát hiện virus H5N1 lây lan rộng như thế nào ở vịt nuôi. Ngoài ra, người dân tại các vùng dịch hiện nay không nên uống nước ao và không nên để vịt vào nhà hoặc thả rông. Họ cần nuôi vịt theo quy trình khép kín như ở Thái Lan.

Mặc dù các chuyên gia chưa dò được ca truyền nhiễm nào từ vịt sang người cũng như virus H5N1 kết hợp với virus cúm người song kết quả nghiên cứu trên cho thấy khó có thể diệt trừ được H5N1. Ông Klaus Stohr cho biết: ''Ngay từ đầu chúng tôi đã nói rằng kiểm soát virus H5N1 ở gia cầm là nhiệm vụ lâu dài. Đây là lần đầu tiên nhiều quốc gia phân bố trên một vùng địa lý rộng như vậy bị ảnh hưởng bởi cúm gia cầm lây nhiễm cao''.

Nghiên cứu này đã khẳng định một điều gì đó mà các quan chức y tế tại Thái Lan và các quốc gia khác có dịch cúm gia cầm nghi ngờ. Hàng chục triệu gia cầm, chủ yếu là gà, đã bị giết tại Đông Nam Á khi chính phủ các nước nỗ lực kiểm soát một loại virus mà WHO lo ngại có thể đột biến và gây đại dịch cúm ở người. Cho tới nay, 12 người đã tử vong tại Thái Lan và 20 người ở Việt Nam, trong đó có cả một số ca lây nhiễm virus từ người sang người ở phạm vi hẹp.

Các chuyên gia Mỹ cũng nghiên cứu mẫu virus lấy từ một trong những nạn nhân tại Thái Lan tử vong do nhiễm virus H5N1 từ người khác. Kết quả khẳng định virus vẫn chưa đột biến. Ông Klaus Stohr nói: ''Dựa trên dữ liệu rất hạn chế, dường như H5N1 vẫn là một virus động vật''. Tuy nhiên, dường như virus đang trở nên mạnh hơn. Trong phòng thí nghiệm, nó sống lâu hơn trước ba lần, cụ thể là sáu ngày, khi phơi nhiễm với nhiệt độ cao so với hai năm trước.

Khả năng trên có thể giải thích tại sao H5N1 vẫn tiếp tục lây lan trong các tháng mùa hè oi bức ở châu Á. Virus này thường ít hoạt động hơn trong mùa hè, đợi chờ mùa đông lạnh hơn. WHO tiếp tục khuyến cáo thế giới vẫn chưa làm đủ để bào chế một loại vắc-xin ngừa đại dịch cúm. Nhằm đẩy nhanh việc phát triển vắc-xin chống cúm gia cầm, ông Stohr cho biết WHO sẽ tổ chức một cuộc họp với các giám đốc của các công ty dược cũng như quan chức của các chính phủ tại Geneva vào ngày 11/11 tới.

  • Minh Sơn (Theo ABCNews, Reuters, MercuryNews) 
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
90% người bệnh ung thư không được điều trị! (28/10/2004)
Đà Nẵng: người dân ăn thịt... bẩn! (28/10/2004)
Thái Lan kiên quyết ngăn cúm gia cầm ở người (27/10/2004)
Châu Á đối phó đại dịch cúm gia cầm! (26/10/2004)
Chớ coi thường bệnh không lây nhiễm (25/10/2004)
Thái Lan: chống dịch cúm bằng quản lý tốt (25/10/2004)
Cánh quạt rơi trong lớp học, 2 học sinh bị thương (23/10/2004)
BV Nhi Trung ương: xét nghiệm nhanh cúm gia cầm (22/10/2004)
Thủ phạm gây hội chứng Down có "bằng chứng ngoại phạm" (22/10/2004)
Uống thuốc ngừa thai có lợi cho tim mạch? (22/10/2004)
Có cần tồn tại danh mục thuốc BHYT? (22/10/2004)
Website của Bộ Y tế đi vào hoạt động (21/10/2004)
Thái Lan: giết hổ, ngăn cúm gia cầm (21/10/2004)
Vaccine không cần giữ lạnh (20/10/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang