,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
552048
Dùng tế bào gốc trị chứng tiết nước tiểu không chủ ý
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Dùng tế bào gốc trị chứng tiết nước tiểu không chủ ý

Cập nhật lúc 23:43, Thứ Hai, 06/12/2004 (GMT+7)
,

Sử dụng tế bào gốc của chính bệnh nhân, các nhà khoa học Áo đã phục hồi cơ kiểm soát bàng quang, trị thành công chứng tiết nước tiểu không chủ ý.

Soạn: AM 213560 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Cơ bàng quang và cơ thắt.

Hiện tượng tiết nước tiểu không chủ ý xảy ra khi bệnh nhân cười, ho hoặc thậm chí đi bộ. Đây là chứng bệnh khá phổ biến. Trên thế giới, có khoảng từ 10-30% phụ nữ mắc chứng này. Nguyên nhân là do cơ bàng quang và thành niệu đạo bị suy yếu sau khi sinh con. Trong năm 1995, các bệnh nhân ở Mỹ phải chi tổng cộng 12,4 tỷ đôla để mua thuốc, gạc thấm và phẫu thuật. Tuy nhiên, sau một thời gian phẫu thuật, bệnh lại tái phát, còn phẫu thuật có thể làm bệnh nhân khó đi tiểu.

Trước thực trạng đó, Ferdinand Frauscher và cộng sự thuộc Bệnh viện ĐH Innsbruck muốn kiểm tra xem liệu tế bào gốc có thể phục hồi sức mạnh của cơ hay không. Nhóm đã cắt một mẩu mô cơ từ bắp tay của 20 phụ nữ từ 36 tới 84 tuổi, trích tế bào gốc từ mô rồi nuôi trong đĩa cấy trong 6 tuần để tạo ra chừng 50 triệu nguyên bào cơ - tế bào sẽ phát triển thành sợi cơ.

Sau đó, nhóm của Frauscher tiêm nguyên bào cơ vào thành niệu đạo và cơ thắt bàng quang của 20 phụ nữ nói trên. Họ sử dụng siêu âm để đảm bảo rằng tế bào gốc tiếp xúc được với mục tiêu. Điều này rất quan trọng, vì nguyên bào cơ cần được các sợi cơ hiện có chỉ đạo chúng sẽ sinh trưởng theo hướng nào. Kết quả là trong vòng 24 giờ, chứng tiết nước tiểu không chủ ý chấm dứt ở 90% số bệnh nhân thử nghiệm. Sau hai tuần, lượng mô cơ và khả năng co thắt tăng lên rõ rệt.

Hơn 12 tháng sau khi được tiêm tế bào gốc, 18 trong số 24 phụ nữ nói trên đã phục hồi khả năng kiểm soát hoàn toàn đối với bàng quang. Hiện nhóm nghiên cứu đang điều trị cho 10 phụ nữ mỗi tuần và danh sách bệnh nhân chờ đợi đang ngày một dài ra.

  • Minh Sơn (Theo Newscientist) 
,
,