,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
582940
VN hợp tác với WHO nghiên cứu vắc-xin cúm
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

VN hợp tác với WHO nghiên cứu vắc-xin cúm

Cập nhật lúc 06:59, Thứ Sáu, 25/02/2005 (GMT+7)
,

Các phòng thí nghiệm ở Việt Nam đang hợp tác với WHO để nghiên cứu, sản xuất  vắc-xin cúm gia cầm... Ngày 24/2, TS Robert Webster, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện nghiên cứu Nhi Đồng St. Jude-Mỹ (St. Jude Children’s Research Hospital – Memphis) và đang làm việc ở một trong những phòng thí nghiệm thuộc hệ thống của WHO đã trả lời phỏng vấn của phóng viên VietNamNet.

- Dường như châu Á đang lên cơn sốt nghiên cứu và sản xuất vắc-xin cúm gia cầm (H5N1). Có khá nhiều thông tin về chuyện này từ Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và VN... Là một chuyên gia, ông nhận thấy hiện đang có những vấn đề gì đặt ra trong việc nghiên cứu và sản xuất vắc-xin cúm H5N1?

Soạn: AM 287803 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

TS Robert Webster

- TS Robert Webster: Hiện nay, dịch cúm gia cầm đang bùng phát dữ dội trong khu vực với mức độ nguy hiểm và lây truyền cao hơn năm ngoái  và có nguy cơ lan rộng khắp toàn cầu. Chúng ta phải có các biện pháp chuẩn bị, đặc biệt là trong điều chế và sản xuất văc-xin. Đó là các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây nhiễm từ động vật sang người và từ người sang người. Vì vậy có thêm một nước nghiên cứu và sản xuất vắc-xin, là thêm một phần đóng góp. Có hai loại vắc-xin: vắc-xin dành cho người và vắc-xin dành cho động vật. Chúng ta đã tìm ra được một số vắc-xin dành cho gà, nhưng hoàn toàn vẫn chưa tìm ra vắc-xin ngừa bệnh dành cho người và vịt, một nguồn truyền nhiễm ẩn.

-115 năm đã trôi qua kể từ khi Louis Pasteur phát minh ra thuốc chủng ngừa bệnh dại. Nay, loài người lại đang đứng trước một thử thách mới có tên gọi là H5N1... Các nhà chuyên môn đã đạt được những tiến bộ nào kể từ đó đến nay? Phải chăng những tiến bộ đạt được của con người lại luôn đi sau một cách khá muộn màng so với một mẫu tế bào có tên gọi chung là virus? 

- Tôi cũng đồng ý rằng chúng ta thường đi chậm hơn sự bùng phát dịch do virus mang bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, đối với SARS và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, chúng ta vẫn có thời gian để tìm ra các loại thuốc đặc hiệu. Nhiều quốc gia cũng đang cùng đóng góp và nỗ lực trong việc nghiên cứu và sản xuất thuốc. Bên cạnh đó, tôi khẳng định rằng việc điều chế vắc xin không phải là điều dễ dàng. Nó là một quá trình chậm chạp cần có một thời gian dài, nhưng càng tiến về tương lai càng được sự hỗ trợ của các loại kỹ thuật mới.

- Ông có thể giải thích cho công chúng hiểu rõ hơn đôi nét về một số nguyên lý, tiêu chuẩn tối thiểu cần phải có để có thể nghiên cứu, sản xuất một loại vắc xin được quốc tế thừa nhận?

- Để được quốc tế hay WHO công nhận, vắc-xin phải đạt được hai điều kiện. Trước hết đó là loại vắc-xin hoàn toàn thuần khiết không gây ra các biến chứng về sau. Nghĩa là chúng không có chứa các tạp chất và gây ra phản ứng phụ. Nếu bạn có con, bạn luôn muốn chúng được tiêm ngừa bằng những loại vắc-xin mà không phải đắn đo chúng có an toàn hay không. Thứ hai, lọai vắc-xin đó có hiệu quả hay không, có thể đạt được những kết quả tốt trong việc ngăn chặn cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh hay không.

- Có tin là, vào tháng 1/2004,  WHO đã yêu cầu ba phòng thí nghiệm là Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh ở Atlanta, Bệnh viện St.Jude ở Memphis cùng Viện Kiểm soát và Tiêu chuẩn Sinh học quốc gia Anh nghiên cứu vắc-xin  H5N1... Thế nhưng, hiện nay, công chúng vẫn chưa biết rõ tiến triển của việc sản xuất vắc-xin phòng cúm ? 

Soạn: AM 287805 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một phòng thí nghiệm về cúm gia cầm

- Các loại vắc-xin hiện nay không có đủ khả năng để phòng ngừa căn bệnh cúm ở người do virus H5N1. Do đó, Tổ chức Y tế Thể giới (WHO) đã khẩn cẩp làm việc với các phòng thí nghiệm trong Mạng Lưới Giám Sát Dịch Cúm Toàn Cầu nhằm phát triển mẫu virus H5N1 đầu tiên để các công ty sản xuất vắc-xin hàng đầu bào chế. Tuy nhiên một mẫu virus từ dòng H5N1 năm 2003, đã không thể sử dụng được trong việc triển khai sản xuất vắc xin. Theo các phân tích ban đầu của các phòng thí nghiệm thuộc hệ thống WHO về mẫu virus phát hiện vào năm 2004, virus này đã biến đổi một cách đáng kể.

- Một chuyên gia Mỹ từng cảnh báo ''90% vắc-xin được sản xuất tại 10 nước, trong khi những nước đó chỉ chiếm 10% dân số thế giới!''... Ông có nhận xét gì về điều này? Và, phải chăng đó là lý do mà gần đây, một số nước châu Á buộc phải nỗ lực tự thân trong việc nghiên cứu vắc-xin  H5N1?

- Như tôi đã nói ở trên, càng có nhiều quốc gia tham gia nghiên cứu và sản xuất văc-xin, thì càng sớm đạt được những kết quả tốt. Nếu các quốc gia đang phát triển có thể tìm ra được vắc-xin thì đó là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nó phải đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của WHO.

- Một câu hỏi khác đặt ra, đó là sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc xin H5N1... Nghe nói, dường như các ông đang có một sự hợp tác nào đó với các chuyên gia VN trong vấn đề này?

Soạn: AM 287807 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Tiến sĩ Robert Webster

- St. Jude là một trong những phòng thí nghiệm thuộc hệ thống của WHO. Hiện nay, WHO đang tăng cường hợp tác với các phòng thí nghiệm tại Việt Nam trong việc chế tạo vắc-xin. Vì vậy, dĩ nhiên chúng tôi cũng có dịp làm việc với các nhà khoa học Việt Nam trong bào chế vắc-xin phòng ngừa H5N1. Chúng tôi rất mong muốn được góp phần trong quan hệ hơp tác với Việt Nam, đó là vấn đề quan trọng. 

  • Hương Cát

,
,