,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
689824
Trẻ vị thành niên không được hiến mô, tạng?
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Trẻ vị thành niên không được hiến mô, tạng?

Cập nhật lúc 03:25, Thứ Năm, 04/08/2005 (GMT+7)
,

Ngày 2/8, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp đóng góp ý kiến vào dự án Pháp lệnh Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người. Nhiều GS có quan điểm không chấp nhận trẻ em còn sống hiến mô tạng.

Đây đã là lần thứ 9 dự thảo Pháp lệnh được đưa ra để đóng góp ý kiến nhằm đưa ra một văn bản chính thức quy định việc hiến, ghép tạng.

Gan được cắt rời để chuẩn bị cấy ghép

Đã 14 năm kể từ khi ca ghép thận đầu tiên được tiến hành tại Học viện Quân y, đến nay vấn đề cơ sở pháp lý trong việc hiến mô tạng vẫn chưa có. Điều này làm nảy sinh rất nhiều khó khăn trong việc phát triển chương trình ghép tạng ở nước ta.

Trong khi đó mỗi năm nước ta có tới hàng chục ngàn người bệnh có nhu cầu ghép các bộ phận cơ thể (ghép da, thận, gan, sụn, xương, ống mạch, giác mạc, tế bào gốc tạo máu, tế bào thần kinh, tế bào sừng, tế bào não, tuyến ức, tuyến thượng thận... ).

Chỉ tính riêng suy thận mỗi năm Việt Nam có gần 6.000 trường hợp cần ghép để duy trì cuộc sống nhưng nguồn thận chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.

Tại buổi góp ý vào dự án Pháp lệnh, GS Đỗ Kim Sơn - Nguyên Giám đốc BV Việt Đức - đưa ra ý kiến không chấp nhận trẻ em còn sống hiến mô tạng nên đề nghị bỏ hẳn quy định về hiến mô tạng ở trẻ vị thành niên còn sống.

Theo GS Sơn, trẻ vị thành niên là đối tượng đặc biệt, còn có tương lai lâu dài, việc lấy đi một phần cơ thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của các trẻ em.

GS.TS Lê Ngọc Trọng – Thứ trưởng Bộ Y tế - cũng đồng ý với ý kiến của GS.TSKH Đỗ Kim Sơn về việc không chấp nhận cho trẻ vị thành niên hiến mô, tạng.

Đồng thời GS Trọng cho rằng ghép mô tạng là việc làm không nên tính đến lợi nhuận. Vì vậy, những điều khoản nào liên quan đến vấn đề này không nên đưa vào Pháp lệnh. Đồng thời, chỉ những cơ sở y tế nào được Bộ Y tế chỉ định mới được phép lấy tạng và ghép tạng. Giám đốc cơ sở y tế đó là người hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định một người đã chết não hay chưa.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Lê Ngọc Trọng, bệnh viện tư nhân nếu có đủ điều kiện cũng sẽ được Bộ Y tế cấp phép lấy tạng và ghép tạng. Cũng như bệnh viện nhà nước, giám đốc của bệnh viện tư nhân phải chịu trách nhiệm về việc xác định chết não trước pháp luật.

GS Trọng cho rằng Pháp lệnh nên quy định những người hiến mô tạng phải được điều trị bệnh miễn phí khi bị bệnh, đồng thời những người này cần được tôn vinh vì nghĩa cử cao đẹp của họ.

  • Theo TPO
,
,