,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
802314
Người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết ngày càng nhiều
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết ngày càng nhiều

Cập nhật lúc 15:39, Thứ Tư, 31/05/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet)-Ngày 30/5, theo TS. Trần Tịnh Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới, khoảng 5 năm trở lại đây, ngưòi lớn mắc bệnh sốt xuất huyết ngày càng nhiều. Ước tính, toàn quốc có 50% người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết, trong khi tại khu vực phía Nam tỷ lệ này là 30%.   

Soạn: AM 792747 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, người lớn thường có hiện tượng xuất huyết toàn thân. Trong ảnh: Một người bệnh với những lốn đốm da chân chưa bị xuất huyết. (Ảnh TS. Trần Tịnh Hiền)

Trong 5 tháng đầu năm 2006, BV Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận và điều trị cho gần 950 ca người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết trên tổng số 1.500 trường hợp, trong đó có 1 ca tử vong.

Riêng năm 2005,  trong 2.800 ca sốt xuất huyết đã nhập viện, người lớn chiếm hầu hết: 1.850 ca. Phần đông những bệnh nhân này là người dân nhập cư từ các tỉnh phía Bắc.

Tuy nhiên, TS Trần Tịnh Hiền nói, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cho đến nay  vẫn chưa thể lý giải được. Có thể là một số người lớn chưa được miễn dịch; trẻ em khi bị nhiễm siêu vi trùng dengue gây bệnh sốt xuất huyết, nên sẽ được miễn dịch khi trưởng thành.

Người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết khác với trẻ em. Trẻ em thường dễ bị sốc và truỵ tim mạch, nhưng xuất huyết ít hơn. Nhưng khi mắc bệnh, người lớn thường xuất huyết nhiều hơn.

4 tháng đầu năm 2006, khu vực phía Nam có hơn 8.700 người mắc bệnh sốt xuất huyết trong đó có 7 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2005, số ca sốt xuất huyết tăng 14,4 lần.

Tuy nhiên, hệ thống giám sát phát hiện và thông tin ca còn chậm trễ, chỉ có 7/20 tỉnh thu thập và phản hồi ca hàng ngày. Địa chỉ ca bệnh không rõ ràng nên không xác minh được ổ dịch nhỏ.

Trong khi đó, biện pháp xử lý đa số chú trọng phun hoá chất, và diệt lăng quăng ít được quan tâm và đầu tư đúng mức. Các phường xã chưa được tập huấn, không có đội xử lý dịch, không có kinh phí. Trung bình hàng năm, mỗi tỉnh có khoảng 300 ổ dịch nhỏ, nhưng từ đầu năm đến nay, dưới 50% ổ dịch nhỏ được xử lý.

(Nguồn: Viện Pasteur TP.HCM, tháng 5/2006

Bệnh sốt xuất huyết là tăng tính thấm ở các mao quản (mạch máu nhỏ), có nghĩa là với sự nhạy cảm, trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết dễ bị truỵ mạch vì huyết tương thoát ra dẫn đến tình trạng mất nhiều nước hơn. Còn người lớn có khả năng chịu đựng lâu hơn., nhưng xuất huyết ồ ạt hơn do phản ứng miễn dịch khác nhau.

Ở người lớn, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 1%. Máu chảy lan nhiều chỗ trong não. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong cao ở người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết thường gây ra tình trạng rối loạn đông máu toàn cơ thể, nên ngoài xuất huyết não, người bệnh còn có thể bị hiện tượng thoát mạch, như: chảy máu tự nhiên, rong kinh, chảy máu răng, chỗ chích bị bầm tím, thậm chí xuất huyết tiêu hoá.

Tuy nhiên, TS Hiền cũng cảnh báo rằng, trong một hộ gia đình có 1 người mắc bệnh sốt xuất huyết, thì những người còn lại cũng có thể cũng đã bị nhiễm bệnh do lây qua đường muỗi đốt, nhưng không có triệu chứng. Theo ước tính, chỉ có 5% người mắc bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng.

Từ khi bị muỗi đốt đến khi phát bệnh, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày. Cũng như với trẻ em, thời gian nguy hiểm nhất của người lớn cũng vào ngày thứ ba hay thứ tư của tiến triển bệnh.

Bệnh nhân sốt xuất huyết ở Đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: SGGP)

Theo TS Tịnh Hiền, những bệnh do siêu vi thường các bác sĩ không tiên đoán và phòng ngừa được những biến chứng. Ngay khi nhập viện, người bệnh vẫn có thể gặp tình trạng sốc, truỵ tim mạch, xuất huyết… Nhưng nhập viện sớm, các bác sĩ có thể theo dõi và can thiệp kịp thời.

Cho đến nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phác đồ điều trị của người lớn cũng hơi khác so với trẻ em mắc bệnh sốt xuất huyết. Do khả năng có thể chịu đựng tình trạng mất nước, nên với bệnh nhân lớn tuổi, truyền dịch cần vận tốc chậm và khối lượng dịch truyền ít hơn một cách tương đối so với trẻ em. Người lớn chỉ cần trung bình 15ml/kg trong khi trẻ em cần 20ml/kg. 

Nói chung, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, trẻ em hay người lớn đều cần phải uống nước nhiều mà không nhất thiết phải truyền dịch. Nếu truyền dịch ồ ạt trong thời gian đầu, đến khi gặp các trường hợp sốc hay trụy tim mạch, hệ tuần hoàn quá tải sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể phù nề, còn nguy hiểm đến tính mạng hơn căn bệnh sốt xuất huyết. 

  • Hương Cát

 

 

 

 

,
,