,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
812203
Bài thuốc Y học Cổ truyền chống Sốt xuất huyết
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Bài thuốc Y học Cổ truyền chống Sốt xuất huyết

Cập nhật lúc 22:33, Thứ Ba, 27/06/2006 (GMT+7)
,

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virut cấp tính, tỉ lệ tử vong cao, nhưng nếu chăm sóc hợp lý, điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể giảm còn 1-2%. Tại Việt Nam bệnh sốt xuất huyết cũng là một vấn đề đáng quan tâm của toàn ngành y tế. Y học cổ truyền có thể góp phần gì trong điều trị sốt xuất huyết.

Soạn: AM 817399 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Gừng tươi kích thích tiêu hóa, chống nôn, ôn vị, giải biểu, giải độc (Ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết theo y học cổ truyền là loại bệnh ban hoặc bệnh chẩn:

-         Ban chẩn thuộc dương chứng, nhưng dinh khí đi nghịch làm hư hỏa bốc bên trong, làm thương tổn chân âm, tỳ vị không kiện vận, không thống nhiếp huyết được nên xuất hiện dấu chứng ban chẩn (dấu xung huyết).

-         Ở mức độ nặng hơn tác động vào phần huyết gây xuất huyết (huyết thoát khỏi thành mạch). Khi tình trạng xuất huyết nhiều, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng y học cổ truyền gọi là chứng nhiệt quyết, xuất hiện triệu chứng thân mình nóng, tay chân lạnh; nếu chân âm thương tổn nặng sẽ chuyển sang giai đoạn hàn quyết, thân mình và tay chân lạnh.

-         Y học cổ truyền xếp bệnh sốt xuất huyết vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch vì có khả năng lây lan thành dịch bệnh. Nguyên nhân do nhiệt độc tấn công vào cơ thể, nếu tấn công vào :

  • Phần vệ gây sốt cao.

  • Phần dinh gây ban chẩn.         

Nặng hơn chuyển sang chứng quyết :

  • Nhiệt quyết : sốt cao, chảy máu răng, chảy máu cam, tay    chân lạnh.

  • Hàn quyết : chảy máu nhiều nơi, thân mình và tay chân lạnh.

Khi xảy ra dịch bệnh hoặc ở những nơi có nguy cơ sốt xuất huyết, nếu thấy bệnh nhân có xuất hiện ban chẩn, thì cần lưu ý các dấu chứng sau:

  • Sốt cao.

  • Ban điểm là những chấm, những nốt nổi trên da, khi ấn vào không lặn, đây là dấu chứng báo hiệu tình trạng xung huyết, dấu chứng này cũng xuất hiện. khi làm dấu hiệu dây thắt.

  • Ban điểm này sẽ lan ra thành những mảng bầm, xuất hiện một cách tự nhiên hay khi tiêm chích.

  • Xuất huyết: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng.

  • Xuất huyết nội tạng: Nôn ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, xuất huyết âm đạo.

  • Rối loạn tri giác.

  • Mạch tế sác: mạch nhanh nhỏ khó bắt hoặc không bắt được, huyết áp tụt.

Soạn: AM 817407 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Kim ngân hoa thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng. (Ảnh minh họa: Saigonnews)
Trong thời kỳ xuất hiện ban chẩn,  sốt cao. Các dấu chứng trên xuất hiện nhiều hay ít, có hay không có, sẽ biểu  hiện mức độ nặng nhẹ của sốt xuất huyết.

Độ 1 :  Sốt + Ban chẩn

Độ 2 :  Sốt + Ban chẩn +  Xuất huyết

Độ 3:   Sốt + Ban chẩn +  Xuất huyết +  Sốc nhẹ

Độ 4:   Sốt + Ban chẩn +  Xuất huyết +  Sốc nặng

3.      Các dấu chứng cần cảnh báo:

  • Đang sốt hạ sốt đột ngột.

  • Tay chân mát lạnh.

  • Đau bụng dữ dội.

  • Tiểu ít.

  • Bứt rứt, vật vã.

Y học cổ truyền sẽ góp phần điều trị tích cực sốt xuất huyết ở độ 1, độ 2.

Nếu bệnh nhân chuyển sang độ 3, độ 4 cấp cứu tây y, có thể kết hợp với y học cổ truyền.

Một số bài thuốc y học cổ truyền góp phần điều trị sốt xuất huyết:

Bài thuốc 1 :

1. Lá cúc tần

12g

Hạ sốt

2. Cỏ mực (cỏ nhọ nồi)

16g

Cầm máu

3. Mã đề

16g

Lợi tiểu

4. Trắc bá diệp (sao đen)

16g

Cầm máu

5. Sắn dây củ (cát căn)

20g

Thanh nhiệt

6. Rau má

16g

Nhuận gan, thanh nhiệt

7. Lá tre

16g

Hạ sốt, thanh nhiệt

8. Gừng tươi

03 lát

Kích thích tiêu hóa, chống nôn, ôn vị, giải biểu, giải độc

-         Nếu không có Sắn dây củ thì thay bằng Lá dâu 16g.

-         Nếu không có Trắc bá diệp thì thay bằng Lá sen sao đen 12g, hoặc kinh giới sao đen 12g.

-         Cách dùng : cho 600 ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 03 lần.

Bài thuốc 2

1.      Cỏ mực (sao vàng)

20g

Chỉ huyết, nhuận huyết

2.      Cấi xay (sao vàng)

12g

Lợi tiểu, hạ sốt, giải độc.

3.      Rễ tranh

20g

Lợi tiểu, hạ sốt, giải độc

4.      Sài đất

20g

Thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng

5.      Kim ngân hoa

12g

Thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng

6.      Hạ khô thảo (sao)

12g

Lơi tiểu, thanh nhiệt, thanh can hỏa

7.      Hoa hòe

10g

Cầm máu

8.      Gừng tươi

03 lát

Kích thích tiêu hóa, chống nôn, ôn vị, giải biểu, giải độc

Cách dùng : cho 600 ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 03 lần.

Bài thuốc 3 :

Cỏ mực (sao vàng)

20g

Chỉ huyết, nhuận huyết

Cam thảo

06g

Thanh nhiệt,giải độc

Họat thạch

12g

Lợi tiểu, hạ sốt

Mã đề

16g

Lợi tiểu

Gừng tươi

03 lát

Kích thích tiêu hóa, chống nôn, ôn vị, giải biểu, giải độc

-         Nếu không có hoạt thạch thì thay bằng cối xay 12g.

-         Nếu không có Mã đề thì thay bằng lá tre 16g.

-         Cách dùng : cho 600 ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 03 lần. Nếu hết sốt thì ngưng thuốc ngay.

Bài thuốc 4 :

1. Họat thạch

06 phần

Lợi tiểu, hạ sốt

2. Cam thảo

01 phần

 

-         Cách dùng : tán bột trộn đều, uống ngày 03 lần, mỗi lần uống 01 muỗng cà phê, hết sốt ngưng thuốc ngay.

Các bài thuốc trên điều trị cho trẻ em liều dùng như sau :

-         Trẻ em từ 1-5 tuổi : liều bằng 1/3 liều người lớn.

-         Trẻ em từ 6-13 tuổi : liều bằng 1/2 liều người lớn.

-         Trẻ em 14 tuổi trở lên : liều bằng người lớn.

-         Trẻ còn bú mẹ : cho mẹ uống thuốc qua sữa điều trị cho con.

Trong quá trình theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, cần nên lưu ý những điều nên làm và không nên làm

 Nên làm:

            * Hạ Sốt : Lau ấm, mặc đồ thóang mát, nơi kín gió có thể cởi đồ trẻ, đắp bằng vải mỏng.

            * Bù nước : nước thường, nước trái cây, Orésol.

            * Cho ăn nhẹ, nếu trẻ chịu ăn.

            * Khi thấy xuất hiện dấu chứng có chiều hướng nặng hơn, đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Không nên làm :

            * Cạo gió, chích lễ.

            * Không sử dụng thuốc hạ sốt Aspirin.

Tóm lại:

            * Không phải tất cả các trường hợp sốt xuất huyết là nặng.

            * Y học cổ truyền góp phần điều trị sốt xuất huyết ở độ 1, 2, điều trị kết hợp ở độ 3, 4.

            * Chẩn đoán sớm, điều trị tích cực, chăm sóc tốt có thể giúp người bệnh hồi phục, giảm nguy cơ tử vong.

  •  BS.CK.I. Trần Hữu Vinh (Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM)

 

,
,