,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
874006
Bệnh tiêu chảy lúc giao mùa
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Bệnh tiêu chảy lúc giao mùa

Cập nhật lúc 11:11, Thứ Bảy, 09/12/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Thời điểm giao mùa như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho trẻ mắc nhiều bệnh như hô hấp, tiêu chảy, dị ứng... Tiêu chảy do vi-rút là bệnh rất dễ gặp khi thời tiết chuyển từ thu sang đông.

Soạn: HA 979494 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trẻ bị tiêu chảy đang điều trị tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Lệ Hà.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc tiêu chảy

Thời gian này, ngày cao điểm khoa Tiêu hoá của Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận gần 50 trường hợp đến điều trị tiêu chảy.

Trẻ mắc tiêu chảy do Rotavirus thường từ 5 tuổi trở xuống, đặc biệt là trẻ bắt đầu thời kỳ ăn dặm (4-6 tháng) đến 2 tuổi. Trẻ đang trong độ tuổi ăn sữa cũng có nhiều khả năng mắc tiêu chảy.

Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ đi phân lỏng trên 3 lần/ngày. Tiêu chảy kéo dài sẽ khởi đầu bằng một đợt ỉa chảy cấp do nhiễm khuẩn kéo dài trên 14 ngày.

Theo BS Hồ Thị Hiền - Phó trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Trung ương, tiêu chảy do Rotavirus thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa giữa mùa thu và đông, mùa đông và mùa xuân. Bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng sốt, nôn nhiều, mệt mỏi, đi ngoài toàn phân nước lẫn dịch nhầy. Thời tiết khô, lạnh là điều kiện thích hợp để bệnh tiêu chảy do Rotavirus phát triển.

Đối với trẻ đang ở độ tuổi bú sữa, TS Nguyễn Gia Khánh, Trưởng khoa Tiêu hoá - Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo: tiêu chảy thường ở trẻ bú mẹ phần lớn xảy ra ngoài 6 tháng. Số trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus bú bình cao hơn rõ rệt so với trẻ bú mẹ. Ngoài ra, tiêu chảy E.Coli là vi khuẩn và độc tố được tìm thấy thường xuyên ở trẻ bú bình.

Xử lý đối với trẻ mắc tiêu chảy

Theo TS Nguyễn Gia Khánh nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ bú bình là do nhiều khả năng như bình sữa không sạch, pha sữa bằng tay không sạch, cho trẻ ăn với tay và quần áo không vệ sinh... Do đó, để hạn chế nguy cơ tiêu chảy với trẻ còn đang độ tuổi bú mẹ nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cho bé dùng như bình sữa, thìa uống..., cho bé dùng sản phẩm dinh dưỡng đảm bảo, xử lý phân an toàn. Vệ sinh sạch sẽ là biện pháp tốt ngăn chặn bệnh lây lan.

Vào thời điểm mùa đông đang đến ở miền Bắc, cần đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng trong các bữa ăn để trẻ đủ sức khỏe chống lại bệnh và giúp cơ thể nhanh hồi phục. 

Ngoài ra, hiện nay khi trẻ bị tiêu chảy nhiều cha mẹ cho con uống dụng dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Đồng thời, tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung như bình thường, không nên sử dụng kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy (trừ trường hợp bị lỵ).

Một liều thuốc cha mẹ có thể tự làm tại nhà là khi trẻ bị tiêu chảy cấp cho bé ăn nước cháo muối (không mặn quá), nước gạo rang, súp cà rốt, nước hồng xiêm xay... Tuyệt đối không bù nước cho trẻ bằng cách cho uống nước có ga, nước hoa quả pha đường vì sẽ làm bệnh tình nặng thêm.

Nếu trẻ bị sốt cao, mệt mỏi cần đưa tới cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Điều quan trọng nhất trong phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ trong mùa lạnh là đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng trong các bữa ăn để trẻ đủ sức khỏe  chống lại bệnh và giúp cơ thể nhanh hồi phục. 

  • Lệ Hà

 

,
,