,
221
2124
Sức khỏe
suckhoe
/khoahoc/suckhoe/
910434
Đang vào thời điểm sốt xuất huyết: Tăng cường diệt muỗi, ngủ màn
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Đang vào thời điểm sốt xuất huyết: Tăng cường diệt muỗi, ngủ màn

Cập nhật lúc 07:27, Thứ Hai, 19/03/2007 (GMT+7)
,

Bộ Y tế cảnh báo: Cần tăng cường diệt muỗi, ngủ màn vì đang vào thời điểm bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. TP.HCM sắp có cuộc họp bàn biện pháp chống muỗi bùng phát!

Theo dự báo, các tỉnh miền Nam và miền Trung chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh này. 

muoi.jpg

Cán bộ Viện Pasteur TP.HCM đi giám sát bệnh sốt xuất huyết ở ĐBSCL. (Ảnh: www.pasteur-hcm.org.vn)

Theo thống kê của Bộ Y tế, chưa hết 3 tháng đầu năm 2007, cả nước đã có hơn 4.800 ca bệnh SXH.

Các địa phương có người mắc bệnh nhiều là  TPHCM, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang...  Ngành y tế cho là bất thường khi ngay cả trong mùa khô, số người mắc bệnh SXH vẫn rất cao.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 19/3, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết  hoàn toàn có thể ngăn chặn được bệnh SXH bùng phát .

Một Ban điều hành dự án phòng chống SXH quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 đã được thành lập.  Viện Pasteur TPHCM làm Trưởng Ban điều hành dự án.

Ban điều hành sẽ là đầu mối trực tiếp chỉ đạo và tham gia công tác phòng chống, dập tắt ổ dịch SXH mới ở khắp mọi nơi trong cả nước.

Để chống SXH bùng phát, Bộ Y tế đang đề nghị với chương trình nước sạch nông thôn bên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng bể nước cho cụm dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Bình, ĐBSCL hiện nay vẫn là vùng “trũng” của cả nước về SXH. Vì vậy,  cần xây dựng được bể nước cho cụm dân cư thì hiệu quả phòng chống bệnh sẽ rất tốt vì sẽ giám sát được muỗi, lăng quăng ở bể chung thay cho giám sát.

Thông thường, vào tháng 3, 4, 5 hàng năm, nguy cơ xảy ra bệnh SXH là rất lớn do vào thời điểm mùa mưa, ẩm thấp, có nhiều vũng nước mưa để muỗi sinh sản. Vì vậy, để đề phòng, các địa phương cần tập trung diệt muỗi, lăng quăng từ nay đến thời điểm tháng 4, 5-2007.

Đồng thời, người dân nhất thiết phải dùng màn khi đi ngủ, hạn chế đến mức thấp nhất việc bị muỗi đốt gây bệnh.

* TP.HCM sắp có cuộc họp chống muỗi bùng phát! 

Liên quan đến bệnh SXH, ngày 19/3, Báo Người Lao Động có bài phản ảnh muỗi tăng quá cao trên địa bàn xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh - TPHCM.

Bài viết nêu:"Một số người dân cho biết họ đã sinh sống hàng chục năm tại đây nhưng chưa khi nào thấy nhiều muỗi đến vậy".

Tác giả bài viết tường thuật, tại các nhà dân, mỗi khi đóng cửa phòng lại phun xịt thuốc, xác muỗi chết "nhiều như rải trấu"!  Người dân mua thuốc xịt muỗi, giá 32.000 đ/chai " xịt trong một ngày đã hết nhưng muỗi thì vẫn còn".

Một số khu vực khác như phường Tân Kiểng (quận 7), phường Sơn Kỳ (quận Tân Phú), phường 11, 12, 13, 26 (quận Bình Thạnh)... cũng có mật độ muỗi tăng cao.

Bài viết dẫn ý kiến của TS-BS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP, cho biết tại một số khu vực có mật độ muỗi tăng cao. Nguyên nhân được xác định là  do các dự án thi công chậm, không đồng bộ hoặc thiết kế không đúng đã làm ách tắc các dòng chảy, nước bị tù đọng.

Bên cạnh đó, về phía người dân, còn tình trạng dân xả rát, lục bình xuống sông. Từ đó, khiến nước bị tù đọng và là nguyên nhân khiến muỗi gia tăng.

Còn Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM giải thích với phóng viên báo Người Lao Động lý do tại sao muỗi tăng cao. Theo BS Thọ, đó là do thời tiết nắng nóng làm chu kỳ sinh sản của muỗi ngắn lại và khiến cho mật độ muỗi bùng phát.

Bài viết trên Báo Người Lao Động kết thúc với đoạn cho biết, Sở Y tế đã có văn bản đề nghị UBND TP tổ chức một cuộc họp giữa các ban ngành liên quan bàn về các giải pháp để... chống muỗi bùng phát!

  • Ng. Lan (Trích thuật theo SGGP, Người Lao Động)

 

 

 

 

 

,
,