Tên lửa tầm nhiệt hỗ trợ bắn phá vệ tinh
Tiếp sau việc Trung Quốc đã tiến hành bắn hạ một vệ tinh liên lạc cũ của mình bằng một loại tên lửa mới , nay Mỹ đang thử một loại tên lửa tầm nhiệt nhằm hỗ trợ những tên lửa đánh chặn trên vũ trụ.
Mới đây, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa mới. Loại tên lửa này có khả năng lần theo dấu vết khí thải mà tên lửa của đối phương để lại, và tất nhiên sẽ tiêu diệt chúng.
Vệ tinh NFIRE của Mĩ (theo Softpedia News)
Tên lửa Minotaur I đã phóng thành công vệ tinh NFIRE (Near Field InfraRed Experiment) của Cơ quan phòng thủ đạn đạo (Missile Defense Agency-MDA) và Không lực Mĩ (U.S. Air Force). Tên lửa này được phóng đi từ Đảo Wallops, Virginia Mĩ, ngày 25/4, giờ quốc tế là 06:49.
MDA cho biết sẽ phóng tiếp những tên lửa thử nghiệm vào tháng 8 và tháng 10 để vệ tinh NFIRE có thể quan sát luồng khí thải mà chúng tạo ra. Mục đích là để vệ tinh này có thể xác định được vị trí của phần thân tên lửa bằng cách quan sát khí thải của chúng thông qua bộ phận cảm biến hồng ngoại.
Tên lửa Minotaur I (Ảnh: NASA SpaceFlight)
Mĩ có thể phát triển những tên lửa đánh chặn này và phóng chúng từ mặt đất hoặc từ vũ trụ. Nhưng thực tế là loại tên lửa tầm nhiệt này được triển khai trên vũ trụ và ban đầu được thiết kế với chức năng hủy diệt nhằm hỗ trợ những tên lửa đánh chặn trên vũ trụ.
Vệ tinh NFIRE cũng được trang bị hệ thống liên lạc laze thử nghiệm. Công nghệ này được chính phủ Đức cung cấp như một phần trong hiệp ước với chính phủ Mĩ, và sẽ được thử nghiệm với hệ thống định vị thứ hai được lắp đặt trên một vệ tinh của Đức.
NFIRE là một vệ tinh có quỹ đạo thấp, khối lượng là 494kg, nằm trong chương trình nghiên cứu Kinetic Energy Boost-Phase của Cơ quan phòng thủ đạn đạo Mĩ. Vệ tinh này được thiết kế trong hai năm.
Trong phần tiếp theo của chương trình thí nghiệm, tên lửa Minotaur II sẽ được phóng lên vũ trụ từ Vandenberg, California vào cuối năm nay.
-
N.M (Theo Softpedia News)