Virus H5N1 đã biến chủng... vaccine hiện nay không có tác dụng?
Cập nhật lúc 10:35, Thứ Năm, 31/05/2007 (GMT+7)
Các nhà khoa học từng khẳng định virus cúm gia cầm chỉ xuất hiện vào mùa đông. Tuy nhiên, năm nay, dịch cúm lại xuất hiện đúng vào những ngày hè nóng nực.
Về sự biến đổi bất thường này, TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng bộ môn Siêu vi trùng (Viện Thú y) cho biết:
Virus nói chung, virus H5N1 nói riêng luôn biến đổi. Ở Việt Nam, virus H5N1 cũng đã biến đổi và biến đổi liên tục. Lúc đầu, thế giới khuyến cáo dựa vào chủng virus H5N1 xuất hiện tại Việt Nam để sản xuất vaccine cho người nhưng sau đó, do virus biến chủng nên người ta lại khuyến cáo nên sản xuất vaccine dựa theo đặc tính virus H5N1 ở Indonesia, rồi sau đó là Trung Quốc…
Điều này có ảnh hưởng gì đến việc sản xuất vaccine cho người, thưa ông?
Hiện, trên thế giới vẫn chưa thể thống nhất dựa vào chủng virus ở nước nào để sản xuất vaccine chống đại dịch. Ở nước ta cũng thế, chúng ta chỉ sản xuất vaccine tiền đại dịch.
Sự biến chủng của virus H5N1 ở Việt Nam có gì đặc biệt?
Khi dịch lần đầu xuất hiện (12/2003), virus H5N1 chỉ có kiểu gene (kiểu hình) Z. Thế nhưng, từ năm 2005, chúng tôi đã phát hiện kiểu gen G, tương đồng với kiểu gene xuất hiện ở vùng Quảng Tây và Hồ Nam (Trung Quốc). Tỷ lệ biến chủng của virus H5N1 khá lớn: 1/1.000, tức là trung bình, trong 1.000 cá thể thì có 1 cá thể đột biến ngẫu nhiên.
Rất may là, không phải cá thể đột biến nào cũng có thể tồn tại được. Từ sự xuất hiện của kiểu gen G, chúng ta có thể khẳng định, virus kiểu G xâm nhập từ vùng Quảng Tây và Hồ Nam (Trung Quốc), chủ yếu theo gia cầm nhập lậu. Virus cũng đã biến đổi theo vùng: Ở phía Nam, virus hình thành một nhóm riêng và khác với nhóm virus lưu hành ở phía Bắc.
Điều đó có nghĩa là vaccine chúng ta đang sử dụng cho gà, vịt hiện nay sẽ không có tác dụng với kiểu gen G?
Vaccine chúng ta đang dùng được chế trên cơ sở kiểu gen Z. Giữa kiểu Z và G, mức độ tương đồng khá thấp nên khi tiêm vaccine dựa trên kiểu gen Z khả năng tồn tại virus H5N1 kiểu gen G trên đàn gia cầm vẫn cao.
Nhiều ý kiến lo ngại về việc dịch cúm gia cầm năm nay tái phát “trái mùa”. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Theo dõi diễn biến của dịch, các nhà khoa học nhận thấy, các nước thuộc Bắc bán cầu dịch thường xuất hiện vào mùa đông; còn các nước thuộc Nam bán cầu dịch thường vào mùa hè. Tuy nhiên, đó chỉ là thông thường chứ không nhất thiết phải diễn ra. Nguyên nhân chính là ở công tác tiêm phòng bị lơ là, rồi tiêm sót, tiêm không đúng quy cách…
Ngay cả khi đã tiêm phòng, nhiều người lại chủ quan cho rằng, dịch sẽ không phát nên không thực hiện các biện pháp an toàn sinh học khác, như kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, buôn bán, giết mổ; không nuôi tách giữa thủy cầm với gia cầm; không tiêu độc, khử trùng…
Cần phải thấy rằng, tiêm vaccine chỉ có ý nghĩa hạn chế sự phát triển của virus chứ không phải là diệt virus. Khi đã tiêm phòng, virus vẫn tồn tại trong đàn nên khi không thực hiện tiêm phòng đúng liều, đúng thời gian, đúng quy cách và không áp dụng các biện pháp khác thì virus sẽ phát triển và bùng phát thành ổ dịch ngay.
(Theo Tiền Phong)
Ảnh minh hoạ. |
Virus nói chung, virus H5N1 nói riêng luôn biến đổi. Ở Việt Nam, virus H5N1 cũng đã biến đổi và biến đổi liên tục. Lúc đầu, thế giới khuyến cáo dựa vào chủng virus H5N1 xuất hiện tại Việt Nam để sản xuất vaccine cho người nhưng sau đó, do virus biến chủng nên người ta lại khuyến cáo nên sản xuất vaccine dựa theo đặc tính virus H5N1 ở Indonesia, rồi sau đó là Trung Quốc…
Điều này có ảnh hưởng gì đến việc sản xuất vaccine cho người, thưa ông?
Hiện, trên thế giới vẫn chưa thể thống nhất dựa vào chủng virus ở nước nào để sản xuất vaccine chống đại dịch. Ở nước ta cũng thế, chúng ta chỉ sản xuất vaccine tiền đại dịch.
Sự biến chủng của virus H5N1 ở Việt Nam có gì đặc biệt?
Khi dịch lần đầu xuất hiện (12/2003), virus H5N1 chỉ có kiểu gene (kiểu hình) Z. Thế nhưng, từ năm 2005, chúng tôi đã phát hiện kiểu gen G, tương đồng với kiểu gene xuất hiện ở vùng Quảng Tây và Hồ Nam (Trung Quốc). Tỷ lệ biến chủng của virus H5N1 khá lớn: 1/1.000, tức là trung bình, trong 1.000 cá thể thì có 1 cá thể đột biến ngẫu nhiên.
Rất may là, không phải cá thể đột biến nào cũng có thể tồn tại được. Từ sự xuất hiện của kiểu gen G, chúng ta có thể khẳng định, virus kiểu G xâm nhập từ vùng Quảng Tây và Hồ Nam (Trung Quốc), chủ yếu theo gia cầm nhập lậu. Virus cũng đã biến đổi theo vùng: Ở phía Nam, virus hình thành một nhóm riêng và khác với nhóm virus lưu hành ở phía Bắc.
Điều đó có nghĩa là vaccine chúng ta đang sử dụng cho gà, vịt hiện nay sẽ không có tác dụng với kiểu gen G?
Vaccine chúng ta đang dùng được chế trên cơ sở kiểu gen Z. Giữa kiểu Z và G, mức độ tương đồng khá thấp nên khi tiêm vaccine dựa trên kiểu gen Z khả năng tồn tại virus H5N1 kiểu gen G trên đàn gia cầm vẫn cao.
Nhiều ý kiến lo ngại về việc dịch cúm gia cầm năm nay tái phát “trái mùa”. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Theo dõi diễn biến của dịch, các nhà khoa học nhận thấy, các nước thuộc Bắc bán cầu dịch thường xuất hiện vào mùa đông; còn các nước thuộc Nam bán cầu dịch thường vào mùa hè. Tuy nhiên, đó chỉ là thông thường chứ không nhất thiết phải diễn ra. Nguyên nhân chính là ở công tác tiêm phòng bị lơ là, rồi tiêm sót, tiêm không đúng quy cách…
Ngay cả khi đã tiêm phòng, nhiều người lại chủ quan cho rằng, dịch sẽ không phát nên không thực hiện các biện pháp an toàn sinh học khác, như kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, buôn bán, giết mổ; không nuôi tách giữa thủy cầm với gia cầm; không tiêu độc, khử trùng…
Cần phải thấy rằng, tiêm vaccine chỉ có ý nghĩa hạn chế sự phát triển của virus chứ không phải là diệt virus. Khi đã tiêm phòng, virus vẫn tồn tại trong đàn nên khi không thực hiện tiêm phòng đúng liều, đúng thời gian, đúng quy cách và không áp dụng các biện pháp khác thì virus sẽ phát triển và bùng phát thành ổ dịch ngay.
(Theo Tiền Phong)
,