,
221
7941
Theo dòng thời sự
tdsk
/khoahoc/tdsk/
942048
Nước mắm: Một chút mắm trộn với đường hóa học
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Nước mắm: Một chút mắm trộn với đường hóa học

Cập nhật lúc 07:32, Thứ Năm, 07/06/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet)Để nguyên liệu trong nhà vệ sinh, pha đường hóa học, bột ngọt trong nước mắm. Đó là kết quả kiểm tra ba cơ sở sản xuất nước mắm tại quận Bình Tân vào ngày 6/6. 

Phát hiện đường hoá học độc hại tại cơ sở sản xuất nước mắm Thanh Phong.

Ngày 6/6, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM đã tiến hành kiểm tra ba cơ sở sản xuất nước mắm tại quận Bình Tân:  Cơ sở Minh Thanh, Thanh Phong và Thuận Hiệp.

Cơ sở Minh Thanh, ở khu phố 1 - Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân hiện tại sản xuất các sản phẩm nước mắm có độ đạm là 10oN, 30oN, và 35oN. Nguyên liệu nước mắm, phụ gia hoá chất chỉ có hoá đơn bán lẻ, chứ không có sổ sách theo dõi cập nhật theo đúng quy trình từ nguyên liệu, sơ chế biến đến bao bì, thành phẩm và bán ra.

Hàng chục can nước mắm bày đầy ra ngoài sân, dãi nắng dầm mưa. Bên cạnh những can nước mắm là thùng rác, chổi quét... Hàng hoá thì để sát tường, không có palette kê cao. Sàn và tường trần của khu sản xuất ẩm ướt, có ố mốc. Hàng bị lỗi để chung với hàng thành phẩm.

Chai chứa đóng thành phẩm chỉ được hấp rửa sơ sài, không có phương tiện để vận chuyển bảo quản hợp vệ sinh.

Hơn thế nữa, trong quá trình chế biến nước mắm, cơ sở Minh Thanh có sử dụng bột ngọt. Anh Tân Văn Anh, chủ cơ sở thừa nhận, cứ 200 lít nước mắm, cơ sở có sử dụng 1kg bột ngọt.

Tại cơ sở sản xuất nước mắm đóng chai Thanh Phong, khu phố 6 - Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, các nguyên liệu bán thành phẩm, tức nước mắm được mua về không có nguồn gốc rõ ràng, để cạnh nhà vệ sinh. Một số thành phẩm bán kèm khác như nước tương, tương ớt để tràn ở trước nhà và sân không có palette kê cao.

Cơ sở Thanh Phong đã mua nguyên liệu nước mắm về rót vào bồn pha thêm đường hoá học, bột ngọt và đường phèn khi đóng chai.

Đặc biệt, tại cơ sở này, đoàn kiểm tra đã phát hiện một bao đường hoá học sodium cyclamate, nặng 850 gam, còn nguyên vẹn và 25 gam đường saccharine.

Đường sodium cyclamate nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế. Còn đường hoá học saccharine tuy được cho phép, nhưng nhà sản xuất chỉ được sử dụng ở một mức độ nhất định và phải công bố trên nhãn mác.

Đoàn thanh tra đã huỷ tại chỗ hai loại đường trên bằng cách hoà vào nước và đổ ra cống.

Còn các loại chai lọ chứa nước mắm chỉ được tráng qua nước 2-3 lần, rồi phơi nắng trước khi rót nước mắm vào.

Xác gián chết trong bồn đựng nước súc rửa chai của cơ sở sản xuất nước mắm Thuận Hiệp

Trong khi đó, cơ sở Thuận Hiệp, với thương hiệu nước mắm Thuận Việt, đã để nguyên liệu như nước mắm, axit nitric, mắm nêm xay... trong nhà vệ sinh, trước cửa nhà vệ sinh  hay dọc hành lang.

Khu vực pha chế, súc rửa chai, rót chai, dán nhãn, rất mất trật tự, không đảm bảo quy trình chế biến một chiều khép kín. Thậm chí, gián chết trong bồn đựng nuớc súc rửa chai.

Nguyên liệu thì không rõ nguồn gốc. Phụ gia thực phẩm có hoá đơn bán lẻ nhưng không công bố trên nhãn hàng (đường hoá học như potassium sorbate và Acesunfam-K., caramel, axit nitric, hương liệu, phẩm màu...)

Được biết, tại cơ sở Thuận Hiệp, cứ 300 lít nước mắm, nhà sản xuất có pha thêm 5kg đường phèn và 50g đường hóa học có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.

Cả ba cơ sở này đều để hàng hoá dưới đất, sát tường không có pallet kê cao.  Nước mắm khi đóng chai cũng bày la liệt dưới đất. Ngoài ra, thực phẩm từ ngày công bố đến nay, cả ba cơ sở này đều không lấy mẫu nước mắm đi kiểm nghiệm định kỳ.

 Một số hình ảnh ghi nhận tình trạng kém vệ sinh tại các cơ sở sản xuất nước mắm:

Sản phẩm nước mắm lỗi để lẫn với thành phẩm tại kho để thành phẩm của cơ sở Minh Thanh.
Tại cơ sở Minh Thanh, nuớc mắm bày la liệt ngoài trời, đứng chung với thùng rác.
Nhà vệ sinh thông với nơi để thành phẩm tại cơ sở Thanh Phong.
Nguyên liệu, chai lọ để đựng nước mắm cũng trở thành giá để phơi thảm lau chân, chổi quét nhà.
Rót nước mắm vô chai, dán nhãn, đóng bao bì... tất tần tật đều thực hiện trên sàn nhà.
Nhiều loại phụ gia từ đường hoá học, hương liệu, phẩm màu, caramel... có sử dụng trong chế biến nước mắm nhưng không công bố trên nhãn mác thương hiệu.

  • Tin, ảnh: Hương Cát
     
    Ý kiến của Bạn: 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,