,
221
7941
Theo dòng thời sự
tdsk
/khoahoc/tdsk/
947280
12/20 tỉnh phía Nam có người chết vì sốt xuất huyết
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

12/20 tỉnh phía Nam có người chết vì sốt xuất huyết

Cập nhật lúc 18:26, Thứ Năm, 21/06/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Thống kê 5 tháng đầu năm của Viện Pasteur cho thấy 12 trong 20 tỉnh phía Nam đã có người tử vong do sốt xuất huyết. Trong khi đó, Bộ Y tế ghi nhận đến ngày 15/6, toàn quốc có hơn 15.000 ca sốt xuất huyết, trong đó miền Nam chiếm tới 86%.

Thói quen trữ nước của người dân đồng bằng sông Cửu Long là nguồn sinh ra muỗi gây bệnh. (Ảnh: BS. Tịnh Hiền)

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia về dịch tễ và dự phòng, nguyên nhân là do thói quen trữ nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long và đặc điểm của loài muỗi truyền bệnh.

Trong hội nghị phòng chống dịch bệnh các khu vực phía Nam 5 tháng đầu năm hồi giữa tháng 6, viện Pasteur đã báo cáo 12/20 tỉnh phía nam từ Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Duơng, Bình Phước cho đến TP.HCM và 15 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã có người tử vong vì sốt xuất huyết.

Cụ thể, Đồng Tháp có 4 ca tử vong. 4 tỉnh có 2 ca tử vong là An Giang, Đồng Nai, Kiên Giang, và Tiền Giang. Còn 7 tỉnh có một ca tử vong vì sốt xuất huyết là Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, TP.HCM, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Theo thống kê của Bộ Y tế đến ngày 15/6, toàn quốc có hơn 15.000 ca sốt xuất huyết, trong đó phía Nam chiếm tới 86%.

Tính từ đầu năm đến ngày 19/6, BV Bệnh Nhiệt đới điều trị cho 2749 bệnh nhân, gồm 2119 người lớn và 630 trẻ em, trong đó có một ca tử vong. So sánh với cả năm 2006, BV Bệnh Nhiệt đới tổng cộng điều trị cho 6172 bệnh nhân sốt xuất huyết. 

BS. Trần Tịnh Hiền, PGĐ BV Bệnh Nhiệt đới, cho biết thông thường 2 - 3 năm, vi-rút gây sốt xuất huyết thay týp một lần. Mỗi khi đổi týp vi-rút như thế,  một số kháng thể đối với vi-rút cũ có khả năng thúc đẩy vi-rút mới xuất hiện nhanh chóng xâm nhập vào tế bào, gây ra nhiều thể sốt xuất huyết nặng hơn.

Chuyên gia dự phòng, BS. Nguyễn Đắc Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, cho biết, nguyên nhân khiến cho sốt xuất huyết xuất hiện nhiều ở miền Nam là do đặc điểm sinh thái của muỗi.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có hai loại là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.

"Tuỳ sinh thái từng vùng, ở miền bắc, thời tiết lạnh, ít mưa không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động nên muỗi A. aegypti không phát triển nhiều, chủ yếu là A. albopictus. A. albopictus là loài muỗi sống ngoài nhà trong các hốc cây, bẹ chuối hay bẹ dừa, máng xối có nước đọng. Vì vậy, chừng mực nào đó, biện pháp diệt trừ muỗi gây bệnh ở miền Bắc đơn giản và hiệu quả hơn miền Nam, đặc biệt là biện pháp phun hoá chất," BS. Thọ cho biết.

Hơn thế nữa, A. aegypti sinh sản trong nước sạch (lu, vại, vật phế thải... đựng nước mưa). Điều đó gắn liền với bối cảnh chung của người nông thôn, bán đô thị ở miền Nam, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

"Phun thuốc diệt trừ muỗi của Trung tâm Y tế Dự phòng là một chuyện. Người dân phải biết kết hợp diệt trừ muỗi. Nhang muỗi chỉ có tác dụng xua muỗi, không cho muỗi đốt. Còn các loại bình phun xịt có bán trên thị trường chỉ để diệt muỗi trưởng thành. Do đó, phải thường xuyên kiểm tra diệt lăng quăng trong nhà, nhằm giảm mật độ muỗi," BS. Thọ khuyên.

Hơn thế nữa, sốt xuất huyết liên quan mật thiết đến 3 yếu tố chính vi-rút - con người - môi trường. Hết năm này sang năm khác, mầm bệnh sốt xuất huyết và con người cũng vậy, chỉ có môi trường là chưa thay đổi được.

Chăm sóc bệnh nhi bị sốt xuất huyết tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM (Ảnh: H.Cát)

Sống trên sông nước quanh năm, nước sạch không có, người dân đồng bằng sông Cửu Long phải hứng nước mưa để dự trữ. Do đó, kết hợp với khí hậu và môi trường phía nam, mặc dù có nhiều chương trình phòng chống lăng quăng, tình hình sốt xuất huyết ở khu vực này vẫn không thuyên giảm. 

Theo TS. BS. Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết: " Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sông nước nhiều, mỗi nhà đều có một lu hay vại trữ nước, nguồn gốc của việc phát sinh muỗi. Bên cạnh đó, kênh rạch chằng chịt nên xử lý môi trường rất khó" .

"Đã có một số nơi cho thử nghiệm thả ấu trùng mesocyclope vào nguồn nước để diệt lăng quăng. Thế nhưng, người dân lại than phiền nguồn nước sử dụng hàng ngày bị tanh không sử dụng được. Thành thử, thậm chí lăng quăng xuất hiện ngay trong các vật chứa nước của chính gia đình các cộng tác viên trong chương trình diệt trừ lăng quăng...!

  • Hương Cát

    Ý kiến của Bạn:

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,