,
221
7941
Theo dòng thời sự
tdsk
/khoahoc/tdsk/
948116
TP.HCM: Thêm một bệnh nhi tử vong vì sốt xuất huyết
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

TP.HCM: Thêm một bệnh nhi tử vong vì sốt xuất huyết

Cập nhật lúc 20:57, Thứ Năm, 21/06/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ngày 20/6, thêm một bệnh nhi nữ 6 tuổi đã tử vong vì sốt xuất huyết tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Đây là ca tử vong thứ hai do sốt xuất huyết tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM tính từ đầu năm đến nay.

Cảnh chăm sóc bệnh nhi sốt xuất huyết Lê T.A., tuy nhiên bé đã tử vong ngày 20/6. Ảnh chụp ngày 19/6 (Ảnh: H.Cát)

Bệnh nhi tên Lê T.A, 6 tuổi, nhà ở quận Tân Phú, TP.HCM. Ngày khởi bệnh là sốt xuất huyết là 15/6, nhưng đến sáng 19/6 bé mới nhập viện cấp cứu ở BV Bệnh Nhiệt đới.

Khi nhập viện, bé bị sốt, mệt đừ, gan to... Hơn một giờ sau, bé A. than đau bụng, ói ít nuớc.

Các bác sĩ đã chẩn đoán bé A. đã bị sốt xuất huyết Dengue độ III và theo dõi sát. Bé được truyền dịch và thở o-xy để chống sốc.

Tuy nhiên, cho đến gần trưa hôm sau, ngày 20/6, bé A. vào sốc sốt xuất huyết và đã tử vong.

Tính từ đầu năm đến nay, BV Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận điều trị cho gần 2.750 ca sốt xuất huyết và đã có 1 ca người lớn tử vong. Thêm trường hợp vừa nêu trên thì đây là ca tử vong thứ hai xảy ra ở BV Bệnh Nhiệt đới.  

Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng và phòng ngừa

Triệu chứng: Trẻ mắc bệnh SXH sẽ có một số triệu chứng rất dễ phát hiện. Trong đó, 2 triệu chứng cơ bản là sốt và xuất huyết.

- Sốt có 3 đặc điểm sau : Sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục. Trẻ vẫn ăn chơi buổi sáng buổi trưa, người vẫn mát, vậy mà tới chiều đột nhiên sốt ngay. Trẻ nóng nhiều, thường là 39oC hoặc hơn thế. Trẻ bị sốt liên miên suốt ngày đêm, không phải sốt từng cơn, ngắt quãng. Thông thường, chứng sốt này kéo dài khoảng 2-7 ngày.

- Xuất huyết rất đa dạng: trẻ bị chảy máu cam (chảy máu mũi) nhẹ; có trẻ bị xuất huyết dưới da, với các đốm đỏ hoặc tím, to bằng đầu đinh ghim, được gọi là "đốm xuất huyết", hoặc những vết to bằng đầu ngón tay hoặc hơn nữa, được gọi là "vết xuất huyết". Có trẻ lại ói ra máu, tiêu ra máu, chứng tỏ dạ dầy, ruột đã bị xuất huyết. Tóm lại, xuất huyết có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên cơ thể trẻ.

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà: nằm nghỉ, ăn các chất dễ tiêu (như cháo, súp, hoặc uống sữa), uống nhiều nước, dùng thuốc hạ nhiệt Paracetamol.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh phải theo dõi sát để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ đang tỉnh táo, bỗng lừ đừ hoăc vật vã, bứt rứt; hay bị những cơn đau bụng dữ dội, lạnh tay - chân; da trẻ bị đổi màu, trở nên bầm xám, môi tím tái; trẻ tiểu ít hoặc không tiểu được nữa và rất khát.

Diệt lăng quăng để trừ muỗi:

- Làm nắp đậy kín các lu khạp chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng

- Cọ rửa và thay nước (ít nhất 1 tuần 1 lần) ở lu, khạp, bình bông...

- Thả cá ăn lăng quăng: dùng các loại cá nhỏ (cá bảy màu) thả vào lu, hồ chứa nước để cá ăn lăng quăng.

- Bỏ muối hoặc bỏ dầu vào các chén nước chống kiến ở chân tủ thức ăn.

- Không để cho các hốc cây, máng xối đọng nườc.

- Tổng vệ sinh môi trường, thu gom, hủy bỏ các vật chứa nước không cần thiết (vỏ đồ hộp, vỏ xe cũ, chai lọ, mảnh lu khạp bể, báo dừa,...).

(Nguồn: BV. Nhi Đồng 2/ Website Sở Y tế TP.HCM; Viện Pasteur TP.HCM)

  • Hương Cát
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,