,
221
7941
Theo dòng thời sự
tdsk
/khoahoc/tdsk/
969984
Khống chế urê trong nước mắm dưới 0,05g/l
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Khống chế urê trong nước mắm dưới 0,05g/l

Cập nhật lúc 21:49, Thứ Hai, 13/08/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ngày 13/8, Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cho biết Câu lạc bộ Nước chấm TP.HCM vừa gửi cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiến nghị xem xét lại một số tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nước mắm. Trong đó, hàm lượng urê sẽ được khống chế ở mức từ 0,05g/l.

Một cơ sở sản xuất nước mắm trên bệ bếp nhà mình. (Ảnh: H.Cát)

Việc xuất hiện urê trong nước mắm có 3 nguyên nhân chính. Một, urê nội sinh do bản thân đạm cá tự phân huỷ. Hai, nhiễm từ nguyên liệu của ngư dân khi họ sử dụng để ướp, bảo quản. Ba, urê xuất hiện do gian lận thương mại.

Theo ý kiến của Câu lạc bộ Nước chấm, ngoại trừ 2 nguyên nhân ngoại sinh, yếu tố urê nội sinh đối với sản phẩm nước mắm thường rất nhỏ.

Vì vậy, họ cho rằng, chỉ tiêu urê nội sinh trong nước mắm có thể phải đặt ra trong tiêu chuẩn nước mắm và nên khống chế ở mức từ 0,05g/l trở xuống.

Cũng trong ngày 13/8, Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, BS. Nguyễn Đức An, cho biết đã ra văn bản thu hồi lại khoản xử phạt 12,5 triệu đồng vì kết quả kiểm nghiệm sản phẩm có chứa urê.

Ngoài ra thanh tra còn xoá niêm phong sản phẩm cho các cơ sở nước mắm. Trong đó có cơ sở Hòn Mê và Thuận Tiến.

Thanh tra sở Y tế rút lại quyết định xử phạt vì Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Chất lượng 3 đã thu hồi lại các kết quả kiểm nghiệm urê chưa chính xác của mình.

* Liên quan đến tiêu chuẩn nước chấm, ngày 13/8, tại một Hội nghị do Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM và Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam -  Tổng cục Đo lường Chất lượng Việt Nam tổ chức, một dự thảo về tiêu chuẩn nước tương đã được đưa ra.   

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm nước tương sản xuất theo phương pháp lên men và/hoặc thuỷ phân protein thực vật.

Bản dự thảo quy định hàm lượng Nitơ toàn phần đối với nước tương lên men tự nhiên không nhỏ hơn 1,1g/100ml. Còn đối với nước tương không lên men, hàm lượng Nitơ toàn phần không nhỏ hơn 0,5g/100ml.

Trước đó, ngày 9/7, Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM đã có công văn kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Khoa học - Công nghệ về việc điều chỉnh nội dung công bố chỉ tiêu độ đạm trên nhãn mác các loại sản phẩm nước tương đối với các doanh nghiệp trong nước.

Theo Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, hiện trên thị trường tiêu thụ trong nước có sự bất công về quy định độ đạm trong mặt hàng nước chấm. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước bị bắt buộc phải sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước tương có độ đạm cao hơn các công ty nước ngoài và công ty liên doanh có cùng sản phẩm.

Sau hơn một tháng, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm - Bộ Y tế đã có công văn phúc đáp. Qua đó, cơ quan này cho phép doanh nghiệp có thể sản xuất nước tương có hàm lượng protein cùng mức với quy định của các công ty nước ngoài hoặc công ty liên doanh, với điều kiện trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ hàm lượng protein hoặc hàm lượng Nitơ toàn phần có trong sản phẩm.

Dự kiến, tiêu chuẩn quốc gia về nước tương sẽ được Bộ Khoa học - Công nghệ công bố vào cuối tháng 12/2007.

  • Huơng Cát 
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,