,
221
7941
Theo dòng thời sự
tdsk
/khoahoc/tdsk/
977194
Việt Nam chưa nhận cảnh báo H5N1 lây từ người sang người
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Việt Nam chưa nhận cảnh báo H5N1 lây từ người sang người

Cập nhật lúc 16:50, Thứ Sáu, 31/08/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Việt Nam chưa nhận được bất kỳ thông tin cảnh báo gì về việc cúm A (H5N1) lây từ người sang người. Tuy nhiên, đại diện ngành y tế, thú y cho biết sẽ cảnh giác cao độ, đặc biệt trong việc phát hiện sớm, cách ly người bệnh nhiễm cúm.

>>Xác nhận một trường hợp cúm H5N1 truyền từ người sang người

Bệnh nhân nhiễm cúm A (H5N1) đang được điều trị (ảnh tư liệu).

Thông tin về một trường hợp cúm A (H5N1) lây từ người sang người ở Indonesia làm giới chuyên môn và nhiều người lo ngại, vì nếu chuyện này là đúng, nguy cơ đại dịch do cúm A (H5N1) gây ra ở người là rất lớn. 

Song, trao đổi với PV.VietNamNet, TS Nguyễn Văn Bình, Cục phó Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, "Đến thời điểm này, Việt Nam chưa nhận được thông tin gì về nghiên cứu này. Hiện nước ta cũng đang đưa ra kế hoạch nghiên cứu chứ chưa tiến hành", ông Bình nói.

Theo ông Bình, năm 2006, tại Indonesia đúng là có một gia đình có nhiều người nhiễm cúm A/H5N1 nhưng đã được xác định không lấy từ người sang người. Tuy nhiên, hiện các nhà nghiên cứu đang đặt ra vấn đề người cùng huyết thống tiếp nhận mầm bệnh dễ hơn. 

Ông cũng nói rằng, dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định người cùng huyết thống dễ lây bệnh nhưng Bộ Y tế Việt Nam vẫn đưa ra cảnh báo về việc sớm phát hiện bệnh, cách ly điều trị triệt để. 

Trong khi đó, TS. Tô Long Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương (Cục Thú y - Bộ NN-PTNT) cho rằng, trường hợp ở Indonesia là may mắn vì nhờ giám sát ý tế tốt, phát hiện ra sớm bệnh nhân. Việc cách ly và điều trị ở bênh viện đã giúp chấm dứt sự lây lan của virus H5N1 - mối nguy lớn nếu nó có khả năng lây từ người sang người. 

Do vậy, ông Thành cảnh báo, trong trường hợp này, khâu phát hiện bệnh, cách ly và điều trị là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ đúng ở Indonesia mà ở bất kỳ nước nào khác, đặc biệt tại các quốc gia đã xảy ra dịch cúm trên gia cầm và ở người, trong đó có Việt Nam.

Tất nhiên, không thể khẳng định 100% là ở tất cả các nước đều có thể giám sát tốt dịch tễ, phát hiện nhanh; song, đây là khâu then chốt để hạn chế tối đa việc lây từ người sang người (nếu có).

Theo ông Thành, trước đây, giới y học Việt nam cũng rộ lên thông tin về việc người trong cùng phả hệ dễ lây cúm A (H5N1) do nghi ngờ người trong cùng gia đình thiếu một gien nào đó. 

Theo Cục Thú y, hiện toàn quốc có bốn tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày là Cao Bằng, Đồng Tháp, Trà Vinh và Thái Nguyên, với số lượng nhỏ. Trong tháng 9, đơn vị này sẽ nhập thêm hơn 200 triệu liều văc-xin H5N1 để tiêm phòng cho gia cầm. 

Kể từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát từ năm 2003 đến nay, đã có 322 người nhiễm bệnh và 195 người tử vong. Hầu hết các ca bệnh trên là do nhiễm virus H5N1 trực tiếp từ gia cầm. Tại Việt Nam, đã có 100 trường hợp mắc cúm A (H5N1), 46 người tử vong tại 33 tỉnh, thành trong cả nước. Đáng lưu ý, sau gần 2 năm khống chế thành công, thì từ tháng 5/2007 đến nay, có thêm 7 trường hợp bị nhiễm cúm A (H5N1), trong đó 4 người đã bị tử vong.

  • Yên - Hà
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,