Trả lại ngân sách 125 tỷ đồng: Không hiệu quả, không chi
(VietNamNet) - Bộ KH&CN cho biết, đã trả lại ngân sách Nhà nước 125 tỷ đồng kinh phí nghiên cứu khoa học! Thà trả lại tiền, còn hơn chi mà không hiệu quả... Thứ trưởng Bộ KH&CN trả lời phỏng vấn của phóng viên VietNamNet.
>>Nói gì thì nói, cơ chế “xin-cho” còn nặng lắm>>
Ông Nguyễn Trọng Thụ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính: Nhà khoa học chưa bắt kịp với nhu cầu đổi mới hiện nay... Không thể cấp kinh phí cho những nghiên cứu không đạt chất lượng. Ảnh: L Cơ
Giới khoa học vẫn kêu thiếu tiền nghiên cứu khoa học, trong khi đó có thông tin về việc Bộ Khoa học – Công nghệ (KH-CN) thừa 170 tỷ đồng kinh phí nghiên cứu khoa học phải trả lại Nhà nước đã gây xôn xao dư luận...
Hai quan chức Bộ KH&CN là Thứ trưởng Lê Đình Tiến và ông Nguyễn Trọng Thụ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính đã dành cho phóng viên VietNamNet buổi gặp và trao đổi xoay quanh vấn đề trên. Trong buổi trao đổi, Thứ trưởng Lê Đình Tiến đã ủy quyền cho ông Nguyễn Trọng Thụ chính thức trả lời phỏng vấn của phóng viên VietNamNet và cùng dự để giải thích thêm những vấn đề có liên quan.
Trả lại ngân sách Nhà nước 125 tỷ đồng, không phải 170 tỷ đồng
- PV: Từ nhiều năm nay, giới khoa học vẫn kêu ca thiếu tiền triển khai đề tài nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống... Trong khi đó, có tin Bộ KH-CN đã trả lại ngân sách 170 tỷ đồng kinh phí nghiên cứu khoa học?
- Ông Nguyễn Trọng Thụ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính: Đúng là có chuyện này nhưng con số chính xác không phải là 170 tỷ đồng mà là 125 tỷ đồng. Trên thực tế thì kinh phí dành cho KH&CN hiện nay vẫn còn hạn chế so với nhiều nước khác (Ví dụ, đầu tư hằng năm cho KH&CN của Hàn Quốc chiếm 4-4,5% GDP, của Trung Quốc chiếm 1,5 % GDP). Tuy nhiên, trong tình hình đất nước còn nhiều khó khăn nhưng hằng năm, Đảng và Nhà nước vẫn dành một tỷ lệ thích đáng đầu tư cho KH&CN, đây là một sự cố gắng rất lớn. Vì vậy, vấn đề chưa phải là kinh phí nhiều hay ít mà là hãy sử dụng có hiệu quả số kinh phí hiện có dành cho KH&CN.
- Là nhà quản lý, hẳn ông rõ hơn ai hết nếu không có tiền đầu tư, các nhà khoa học không thể triển khai đề tài nghiên cứu khoa học, nhất là những đề tài mang tính ứng dụng cao. Có nghịch lý không khi nhiều đề tài vẫn chờ ngân sách rót vốn trong khi tiền thì “treo lơ lửng”, không được giải ngân?
- Cần phải nói cho rõ: Việc trả lại tiền cho ngân sách Nhà nước đã được Bộ KH&CN trao đổi rất kỹ và thống nhất với Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, trong đó có các đại biểu Quốc hội. Có hai lý do trả lại tiền là:
Một là, trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã và đang xây dựng một hệ thống đồng bộ khung pháp lý cho hoạt động KH&CN, bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác để thực hiện quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN giai đoạn 2006-2010, trong đó có các nội dung đổi mới về cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN như: Phương thức xác định nhiệm vụ, tuyển chọn đề tài, dự án KH&CN, đánh giá kết quả nghiên cứu; đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức KH&CN; đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN; đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN; phát triển thị trường công nghệ; đổi mới về cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và KH&CN.
Phương thức xác định nhiệm vụ, tuyển chọn đề tài, dự án KH&CN theo cơ chế mới đòi hỏi các nhiệm vụ này phải bảo đảm giải quyết được những vấn đề KH&CN cấp thiết để có tác động vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giải quyết được những vấn đề KH&CN của Việt Nam và tiếp cận được trình độ quốc tế, bảo đảm chất lượng để tránh rủi ro khi áp dụng vào sản xuất. Đây thực sự là những yêu cầu rất mới mà nhiều nhà khoa học chưa theo kịp để tư vấn cho Bộ KH&CN những nhiệm vụ KH&CN đích thực, đúng tầm quốc gia để có thể giao nhiệm vụ đó đúng người, đúng việc, chấn chỉnh tình trạng bố trí kinh phí dàn trải, làm phân tán nguồn lực và kém hiệu quả như trước đây.
Hai là, trong năm 2006-2007, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho một số bộ, ngành một số chương trình KH&CN cấp Nhà nước, đồng thời giao cho các bộ, ngành này xây dựng cơ chế quản lý chương trình, cơ chế tài chính để bảo đảm thực hiện. Đến nay, các công việc này vẫn chưa hoàn tất và như vậy khi chưa có cơ chế thì các bộ, ngành này chưa thể phê duyệt các nhiệm vụ của chương trình. Tuy nhiên, việc bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình này trong năm 2007 đã được dự kiến từ năm 2006. Nhưng Luật Ngân sách hay cơ chế tài chính hiện hành không cho phép dùng kinh phí đã dự kiến năm 2007 cho các chương trình này để thực hiện các nhiệm vụ khác nên kinh phí sẽ thừa ra.
Như vậy, kinh phí đã dự kiến năm 2007 để thực hiện các nội dung công việc nói trên nhưng do chưa có nhiệm vụ sẵn sàng nên Bộ KH&CN thấy có trách nhiệm và kiên quyết không cho chi và trả lại ngân sách để Nhà nước sử dụng cho các nhiệm vụ cấp thiết khác. Việc này chỉ xảy ra đối với năm 2007, từ năm 2008 trở đi tình trạng này chắc chắn sẽ không lặp lại.
Nói là yếu thì chưa đúng nhưng nhà khoa học chưa bắt nhịp yêu cầu đổi mới...
- Theo giải thích của ông, có nghĩa là hiện nay, việc tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện với các yêu cầu cao hơn, nghiêm khắc hơn so với trước đây?
- Phải nói là đã có bước đổi mới về chất, đổi mới thực sự cả về nhận thức lẫn thực hiện các nhiệm vụ KHCN. Với tiêu chí lấy hiệu quả hoạt động KH&CN làm thước đo, Bộ KH&CN đã xây dựng những tiêu chí cụ thể, rõ ràng để bảo đảm chất lượng của việc xác định nhiệm vụ KH&CN.
Các đề bài được đặt hàng rõ ràng theo một quy trình chặt chẽ để có thể tuyển chọn các nhiệm vụ KH&CN một cách công khai, minh bạch, dân chủ. Có thể khẳng định rằng đại đa số nhà khoa học ủng hộ cách làm này và tham gia rất tích cực vào quá trình đánh giá đầu vào.
Để bảo đảm chất lượng, Bộ KH&CN yêu cầu cơ cấu của các nhiệm vụ KH&CN rất cụ thể. Ví dụ, cơ cấu của các chương trình KH&CN cấp Nhà nước quy định: Mỗi chương trình phải có 50% nhiệm vụ là nghiên cứu tìm kiếm công nghệ ở quy mô phòng thí nghiệm, 30% nhiệm vụ tiến đến có thể sản xuất thử nghiệm trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ ở trong phòng thí nghiệm, 20% nhiệm vụ còn lại phải được thương mại hóa.
Nhân viên Phòng phân tích Hoá - Quang phổ (Viện Địa chất) đang thử nghiệm phát hiện arsenic trong nước. Ảnh minh họa. Ảnh: M.Sơn
Từ những đề xuất của các nhà khoa học, của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý ngành, Bộ KH&CN thành lập các hội đồng KH&CN cấp Nhà nước để xác định nhiệm vụ, công bố tuyển chọn, trong đó có yêu cầu về mục tiêu, nội dung, sản phẩm cần đạt với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tiên tiến và địa chỉ áp dụng.
Như vậy, không phải nhiệm vụ đề xuất nào cũng được thông qua, thường chỉ có dưới 10% được thông qua. Ví dụ, năm 2006, Bộ KH&CN nhận được 1.200 nhiệm vụ đề xuất từ các nguồn nhưng Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước đã tư vấn cho Bộ trưởng Bộ KH&CN chỉ đề nghị phê duyệt 80 nhiệm vụ, tương đương khoảng 7%.
- Theo như đánh giá của ông, “đầu vào” rất chặt chẽ... hẳn “đầu ra” sẽ là các kết quả nghiên cứu có tính khả thi cao giải được các bài toán kinh tế xã hội do nhu cầu cuộc sống đặt ra?
- Nói nhà khoa học rất yếu là chưa đúng nhưng ở góc độ nào đó thì là chưa bắt nhịp được với yêu cầu cao về đổi mới hiện nay... Tất cả những yêu cầu đầu vào đều được dựa trên hệ thống các tiêu chí rất cụ thể. Như đã nói ở trên, Bộ KH&CN không tự mình ra đầu bài mà phải có ý kiến tư vấn của các nhà khoa học đầu ngành, các nhà quản lý và nhà doanh nghiệp trong các lĩnh vực có liên quan để bảo đảm tính khả thi cao của các nhiệm vụ được lựa chọn.
- Như vậy, có thể khẳng định đầu bài đặt là chuẩn nhưng lý do gì mà tiền đầu tư lại không thể rót vào đó, thưa ông?
- Theo yêu cầu đổi mới đặt ra, quan điểm nhất quán của Bộ KH&CN là: Nếu không chọn được nhiệm vụ KH&CN theo đúng tiêu chí thì dứt khoát không phê duyệt kinh phí để thực hiện. Chính sự kiên quyết này đã cho thấy nhiều nhà khoa học chưa quen với cách làm mới nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cũng như chưa theo kịp cơ chế mới để thích ứng với nhu cầu của xã hội.
- Ông có thể nói rõ hơn về cái gọi là không đáp ứng này. Có phải năng lực KH&CN của các nhà khoa học rất yếu kém?
- Nói là rất yếu thì chưa đúng vì nhiều nhà khoa học của chúng ta đã làm được những việc có giá trị, hiệu quả lớn trong nhiều lĩnh vực nhưng ở một góc nhìn khác thì còn yếu ở một số lĩnh vực. Họ chưa bắt nhịp được với yêu cầu cao của sự đổi mới với những đòi hỏi mới. Xin nói thêm một điều, đó là từ các ý tưởng khoa học đến sự thành công của việc ứng dụng trong sản xuất ngay ở các nước tiên tiến cũng chỉ đạt khoảng 20-30% thì ở Việt Nam ước tính khoảng dưới 10% có lẽ là con số chấp nhận được.
- Thưa ông, theo như những gì ông nói thì có một vấn đề nảy sinh: Để phát triển kinh tế xã hội, yếu tố KH&CN không thể bỏ qua. Thế nhưng, trong bối cảnh các nhà khoa học trong nước chưa có đủ trình độ giải bài toán công nghệ mà Nhà nước đặt hàng, vậy ai sẽ là người giải bài toán này? Đã khi nào bộ tính đến giải pháp mua công nghệ, hoặc thuê các nhà khoa học nước ngoài?
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, trong một số năm tới, chúng ta vẫn phải nhập công nghệ là chính nhưng phải có sự kết hợp hài hòa với công tác nghiên cứu - phát triển ở trong nước để làm chủ, thích nghi và cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện của nước ta. Tiến tới, chúng ta sẽ nâng cao tỷ trọng sáng tạo công nghệ của chính mình, từng bước đuổi kịp trình độ KH&CN thế giới. Nếu không làm như vậy thì lực lượng KH&CN của chúng ta không thể nhanh chóng trưởng thành. Hiện nay Bộ KH&CN đang xây dựng chính sách nhập công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm nay.
- Xin cảm ơn ông!
-
Liên Cơ thực hiệnÝ kiến của Bạn:
Ý kiến phản hồi từ bạn đọc:
Ho ten: Pham Hung Cuong
Dia chi: Khoa Kiến trúc - DHXD
Email: phcuong39@yahoo.com
Tieu de: Không nên chỉ đổ lỗi cho các nhà khoa học
Nội dung: Tôi không tin rằng các nhà khoa học không có đề tài cần nghiên cứu thích đáng để phải trả lại Nhà nước tiền. Các nhà quản lý khoa học cần xem lại cách quản lý của mình. Thực tế các đề tài hiện nay chi theo kiểu hình thức để nuôi sống nhà khoa học chứ không phải để cho ra được các giá trị áp dụng thực tiễn. Đề tài các trường Đại học chỉ được 2 triệu đồng/đề tài, vậy giá trị của sản phẩm ở đâu ra? Có đề tài cấp Bộ, đại học cũng phê duyệt đề tài với mức chi chỉ 40 triệu đồng, làm sao có chất lượng? Ngay cả tiền in ấn,hội thảo nghiệm thu cũng không đủ.
Nếu so sánh với công đầu tư vào làm thực tế thì làm đề tài khoa học là trả công cho chất xám thấp nhất, chưa kể thủ tục rườm rà và không phải không có hiện tượng chia chác bớt tiền của người làm khoa học... Chính vì thế, các nhà khoa học không mấy hào hứng làm đề tài nghiên cứu. Tôi ủng hộ việc cương quyết không chi trả cho các đề tài kém chất lượng nhưng cũng mong muốn có sự thay đổi thực sự trong công tác quản lý nghiên cứu khoa học ở nước ta.
Ho ten: Lê Huy Ḥa
Dia chi:
Email: lehuyhoa@gmail.com
Tieu de: Quản lý quá kém
Noi dung: Theo quan điểm của tôi, không sử dụng hết ngân sách có lỗi không kém gì sử dụng lãng phí. Có vô số các đề tài khoa học cần được đầu tư. Các nhà quản lý có trách nhiệm phải tìm ra giải pháp. Nếu không, hãy đầu tư cho chính việc nghiên cứu tìm biện pháp giải ngân.
Ho ten: Đào xuân quư
Dia chi: Phường Thảo Điền quận 2 tp HCM
Email: quy9000iso@yahoo.com
Tieu de: Tại sao lại cứ phải dành cho các nhà khoa học chi phí R&D ?
Noi dung: Một tiền đề, một lối mòn suy nghĩ là cứ phải là nhà khoa học thì mới có khả năng nghiên cứu phát minh. Theo quan điểm của riêng tôi, những phát minh hay nghiên cứu thực sự có ích đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất kinh doanh. Tôi chỉ muốn nói rằng nếu cứ nhìn vào mỗi các nhà khoa học không thôi thì không chi hết 125 tỷ đồng là đúng. Nhiều nhà khoa học đã có đóng góp giá trị trong những công trình đột phá về lý luận và sáng tạo nhưng đây không phải thế mạnh của ta trong giai đoạn phát triển này. Hiện nay, nếu có tìm các lý thuyết mới cũng không đủ tiềm lực để hiện thực hoá ý tuởng đó. Trong khi đó còn rất nhiều người như bác nông dân Hai Lúa với những chiếc máy gặt giúp đỡ người nông dân của chúng ta .Nghiên cứu phải bắt đầu từ dưới lên chứ không phải là từ trên xuống như hiện nay. Hăy để cho tất cả những ai có ư tưởng thực sự hữu ích có thể sử dụng ngân sách thì không bao giờ thừa. Đây là bài toán không đơn giản cho các nhà quản lý.
Ho ten: Mai Thanh Hang
Dia chi: Ha noi
Email: thanhhangvn@yahoo.com
Tieu de: nghien cuu khoa hoc con nhieu lang phi
Noi dung: Tôi tán thành quan điểm không nên cấp kinh phí cho những đề tài chưa đúng tiêu chí, xong cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận những đề tài về lĩnh vực khoa học xă hội chất lượng chưa cao, và tôi thấy trong đề tài kinh phí cho điều tra khảo sát rất nhiều nhưng chẳng bao giờ những người làm đề tài đi điều tra khảo sát thực tế cả mà chỉ ngồi nhà ước đoán hoặc "cóp nhặt" số liệu để đánh giá vậy thì làm sao còn "khoa học" mà hoạch định được. Đặc biệt, tôi đã nhìn thấy những đề tài như vậy trong lĩnh vực dạy nghề mà đơn vị khoa học của Tổng cục Dạy nghề đã làm tôi thấy quá lãng phí, nếu cắt bỏ những khoản đó đi thì có phải giúp tiết kiệm biết bao tiền của ngân sách để đầu tư vào những vực có hiệu quả hơn. Tôi đề nghị các nhà quản lý cần cương quyết về vấn đề này.
Ho ten: Thai Minh Son
Dia chi: DHXD
Email: thaisonceetia@yahoo.com.vn
Tieu de: Xét duyệt chậm, thủ tục rườm rà
Noi dung: Để một đề tài được duyệt phải qua quá nhiều thủ tục. Sau đó kinh phí chuyển về thông thường vào tháng 8 hàng năm ( đề tài theo kế hoạch phải thực hiện trong 01 năm từ tháng 1 dến tháng 12) đến Kho bạc. Phải làm thủ tục giải ngân bằng cách ký các hợp đồng thuê khoán chuyên môn hàng tháng chưa xong, nếu trong danh mục có mua sắm thiết bị thì làm các thủ tục đấu thầu, rồi ký hợp đồng 2 tháng chưa xong...Đến tháng 12 phải làm thủ tục thanh quyết toán. Như vậy các nhà khoa học chỉ còn cách là từ chối và trả lại tiền. Với cung cách làm ăn như vậy, tiền thừa vẫn hoàn thừa mà không thể làm được gì. Không phải các nhà khoa học không có năng lực hoặc không bắt nhịp được yêu cầu cao của sự đổi mới mà do các thủ tục hành chính chưa theo kịp sự đổi mới.
Ho ten: Đặng Mạnh Hà
Dia chi: Khối 3 - Thị Trấn Vũ Quang - Hà Tĩnh
Email: gtnt_hh@yahoo.com
Tieu de:
Noi dung: Theo ý kiến cả nhân tôi, trong thời gian qua chúng ta chạy theo phong trào, và lý thuyết. Đề án, dự án và quyết định, nghị quyết... Đề ra thì nhiều và tiền rót ra cũng không ít nhưng tầm khoa học công nghệ nước nhà vẫn thua xa các nước bạn. Cái cốt lõi là đào tạo và chon người tài. Đồng thời, cũng trả công cho họ thật hậu, khuyến khích họ phát huy hết khả năng... Như vậy, mới loại bỏ được những thành phần "hữu danh vô thực".
Ho ten: Phan Thanh Cường
Dia chi: Viện KHXHVN
Email: cuongphan267@gmail.com
Tieu de: Cần xem lại việc giao đề tài và quản lý đề tài
Noi dung: Tôi ủng hộ quan điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc kiên quyết trả lại ngân sách số tiền lớn như vậy. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khoa học của ta không cần tiền. Nghịch lý là tiền cho nghiên cứu khoa học hiện quá ít mà tiền trả lại cho ngân sách lại quá nhiều.
Vấn đề là làm thế nào thu hút được các nhà khoa học nghiên cứu một cách thực sự, mang lại hiệu quả cho xă hội. Tôi không biết trong các lĩnh vực khác thế nào chứ trong lĩnh vực khoa học xă hội thì việc nghiên cứu các đề tài thật buồn. Các nhà khoa học muốn đóng góp cũng không được. Đã hình thành cái gọi là "quan khoa học" và "dân khoa học". Không hiểu "dân khoa học" có được nổi 10% số tiền cấp cho đề tài không! "Quan khoa học" chẳng khác nào "cai đầu dài" ban phát cho "dân khoa học". Mà "quan khoa học" thì kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ, không còn ai giữ được hình ảnh miệt mài nghiên cứu nữa. Tất nhiên không phải phổ biến nhiều hiện tượng này nhưng cũng không phải là hiếm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao khoa học xă hội của chúng ta phát triển chậm so với các nước khác! Mong các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp để các nhà khoa học xã hội thực sự ham muốn nghiên cứu và đóng góp cho xã hội!
Ho ten: Nguyễn Thanh Huyền
Dia chi:
Email: uyenqtv@yahoo.com
Tieu de: Cần xoá bỏ tư duy phải giải ngân hết kinh phí được cấp
Noi dung: Tôi rất hoan nghênh việc làm này của Bộ KH&CN và tôi cũng mong rằng tất cả mọi người nhìn nhận việc thừa kinh phí phải trả lại ngân sách do không có đủ các đề tài có chất lượng để giải ngân là việc làm bình thường. Hiện nay, tôi thấy rằng không ít các nhà lãnh đạo các cấp vẫn đang tư duy theo hướng: “Nếu không giải ngân hết số kinh phí được bố trí trong kế hoạch, có nghĩa là đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ”.
Tư duy nói trên của lănh đạo cấp trên sẽ tạo thành sức ép buộc các cơ quan cấp dưới phải đưa những việc kém chất lượng, hiệu quả vào thực hiện nếu không muốn bị phê b́nh là không hoàn thành kế hoạch. Vì vậy để các cơ quan quản lý kiên quyết thực hiện việc nói không với đề tài kém chất lượng nói riêng và với các việc khác nói chung, tôi nghĩ rằng các cấp lãnh đạo phải xoá bỏ được tư duy phải giải ngân hết kinh phí được cấp mới là hoàn thành kế hoạch. Và mong rằng các tỉnh cũng bắt đầu nên nói không với các đề tài kém chất lượng.
Ho ten: Trần Anh Dũng
Dia chi: 12 Trần Hưng Dạo
Email: trananhdung@yahoo.com
Tieu de: Nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ
Noi dung: Trình độ phát triển khoa học và công nghệ đóng vai trò hạt nhân của nền kinh tế. Vấn đề Bộ KH&CN trả lại ngân sách Nhà nước (NSNN) số tiền 125 tỷ đồng có thể nhìn nhận qua một số lý do sau: Thứ 1. Như quan điểm do Bộ KHCN đưa ra, là có nhiều đề tài chất lượng kém, nên không giải ngân được. (Và như vậy, vô hình chung, công tác xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN năm 2007 có vấn đề???). 2. Cơ chế tuyển chọn đề tài có vấn đề: hiện nay đã có những văn bản quy định về cơ chế đấu thầu, tuyển chọn đề tài. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng tinh thần của những văn bản này nhiều khi không đảm bảo. Nguyên nhân có thể do cách làm, ý thức chủ quan con người, và đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân chưa được thực hiện hiệu quả. 3. Quan trọng nhất là cơ chế quản lý tài chính đối với kinh phí NSNN cấp cho hoạt động KH&CN. Hiện nay đă có cơ chế khoán chi đối với hoạt động KH&CN, tuy nhiên, cơ chế này phải gắn với một cơ quan, đơn vị nhất định. Liệu có thể giao quyền tự chủ cho chủ nhiệm đề tài gắn liền với trách nhiệm? Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính hiện nay mới chỉ kiểm soát tính tiết kiệm trong sử dụng kinh phí mà chưa thể hiện được tính hiệu quả. Chưa có cơ chế rõ ràng để kiểm soát kết quả đầu ra và chưa có cơ chế khuyến khích đối với những đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Ho ten: Hường Tân
Dia chi: 360C Bến Vân Đồn, P.1, Q.4, Tp. HCM
Email: tancusdng@yahoo.com.vn
Tieu de: Chi phí nghiên cứu khoa học
Noi dung: Tôi xin có ý kiến như sau: 1. Việc thay đổi tư duy về quản lý "tiền của nhân dân" như thế là đáng biểu dương; tuy nhiên nên nhìn nhận vấn đề kỹ lưỡng hơn, tôi không khẳng định việc các Nhà khoa học của ta không đủ năng lực. 2. Hăy học tập Trung Quốc. Quốc gia này vừa thay đổi Quy định về cấp phát kinh phí nghiên cứu khoa học; theo đó, họ sẵn sàng chuẩn bị những nguồn cho việc có thể có những đề tài thất bại, họ dự liệu trước và xem đó như là nguồn lực để khuyến khích nghiên cứu khoa học. 3. Thủ tục thực hiện việc cấp phát kinh phí nên đơn giản hơn, và tránh việc "xin-cho" kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực.
Ho ten: Đặng Quốc Bình
Dia chi: Quang Ngãi
Email: Dangxuuu@yahoo.com
Tieu de: Y kiên
Noi dung: Tôi tán đông trả lại tiên cho nhà nước một khi đề tài không đạt yêu cầu.Điều tôi sợ nhất là hiên nay vẫn con tình trạng chia chác đề tài,cò đề tài,xét duyệt đề tài theo lối thân quen dẫn đến chất lượng đề tài kém không đáp ứng được thực tiên của xã hội đặt ra.
Ho ten: Nguyễn Công Trí
Dia chi: 321D Trần Hưng Đạo, Q1
Email: tri@namdu.com
Tieu de:
Noi dung: Tôi ủng hộ cách làm của bộ KH&CN, có thể coi đây là một hành động dũng cảm trong bối cảnh đất nước ta hiện nay. Sự dũng cảm ở đây thể hiện tinh thần trách nhiệm với đồng tiền nhà nước tức là tiền đóng thuế của dân, sự dũng cảm còn thể hiện dám làm chuyện được coi là ngược đời, và có thể bị đánh giá là yếu kém về quản lý bởi vì thực tế là nghiên cứu khoa học của chúng ta thực sự đang rất thiếu tiền, nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể chi vô tội vạ để có thể giải chi cho hết vốn được cấp. Thực tế hiện nay, tôi thấy có một thực tế là nhiều cơ quan hành chính nhà nước được cấp ngân sách hàng năm, họ không có nhu cầu sử dụng hết, nhưng cuối cùng họ cũng ráng để chi cho hết số tiền được cấp, bởi vì nếu không thì số tiền được cấp cho năm sau sẽ bị cắt giảm, nếu số tiền được cấp cho năm nay không được giải ngân hết.
Ho ten: nguyễn thị hồng thương
Dia chi:
Email: thuonghong05@yahoo.com
Tieu de:
Noi dung: Thật đáng ngạc nhiên và buồn phiền khi đọc thông tin này. Đừng đổ lỗi cho các nhà khoa học của Việt Nam hăy phải tự trách Bộ KH&CN trước tiên vì đă không có khả năng quản lý và sử dụng số tiền đầu tư của nhà nước. Nước ta còn lạc hậu, công nghệ c̣n yếu trong khi đó thế giới công nghệ trên thế giới đổi thay tiến nhanh đến mức độ chóng mặt. Các nhà quản lý thực sự không biết sử dụng đồng tiền để đặt vào đâu để nước ta giải thoát, giả được bài toán nghèo nàn và lạc hậu. Thật sự họ không biết cách đặt hàng cho các nhà khoa học. Họ không biết phải làm như thế nào và thế mới có chuyện trả lại tiền. Chỉ khen là họ vẫn rất thật thà thú nhận