Ngày Sức khoẻ thế giới:
Không có tai nạn mới là an toàn giao thông đường bộ
20:36' 06/04/2004 (GMT+7)

Chủ đề của Ngày Sức khoẻ thế giới 2004 là "An toàn giao thông đường bộ". Hàng trăm tổ chức trên toàn cầu sẽ tổ chức nhiều sự kiện nhằm nâng cao ý thức của người dân về các vụ tai nạn, hậu quả bi thảm của chúng và thiệt hại lớn đối với xã hội.

Trên các đường phố đông đúc như thế này, khách bộ hành và người điều khiển mô-tô là đối tượng dễ bị thương nhất.

Tai nạn giao thông đường bộ là một tai hoạ chết người, cướp đi sinh mạng của 1,2 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới, không loại trừ một ai kể cả nam giới, phụ nữ và trẻ em. 50 triệu người khác bị thương và tàn tật vĩnh viễn. Nạn nhân là khách bộ hành, người đi xe đạp, người lái xe mô-tô, cũng như cá nhân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Hơn một nửa trong số này ở độ tuổi 15-44, độ tuổi họ có thể đóng góp nhiều nhất cho gia đình và cộng đồng.

Theo nghiên cứu do Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành, các vụ tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai và thứ ba ở nhóm tuổi từ 5 tới 44. Xét chung toàn bộ các nhóm tuổi, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 11 sau sốt rét và ung thư. Tại nạn giao thông mỗi năm gây tổn thất 1-2% tổng sản phẩm quốc dân.

WHO dự báo tỷ lệ tại nạn sẽ tăng thêm 65% trong vòng 20 năm tới nếu không có các biện pháp phòng ngừa. Tình hình tai nạn giao thông trở nên nghiêm trọng nhất ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và nhiều nước châu Phi - nơi số người tử vong do tai nạn giao thông tăng sẽ tăng thêm 80% tới năm 2020. Tại các nước đang phát triển, chi phí của các tai nạn giao thông đường bộ là 65 tỷ USD mỗi năm, cao hơn số tiền viện trợ phát triển mà họ nhận được.

Một vụ tai nạn giao thông gây chết người tại Việt Nam.

Chuyên gia nghiên cứu tai nạn Etienne Krug thuộc WHO cho biết: ''Tai nạn giao thông là một vấn đề sức khoẻ công cộng chưa được quan tâm. Chỉ có các chính phủ mới có thể phối hợp nhiều biện pháp cần thiết nhằm giảm số người tử vong trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn''. Trước tình hình này, WHO đã kêu gọi các chính phủ trên thế giới quan tâm hơn nữa tới vấn đề an toàn giao thông trong chương trình hành động.

Theo Tổng thư ký LHQ Kofi Annan, các chiến lược ngăn chặn tai nạn giao thông hiện nay bao gồm giải quyết vấn đề tốc độ và uống rượu cồn khi điều khiển phương tiện, buộc người dân đội mũ bảo hiểm và thắt dây an toàn, khuyến khích mọi người đi bộ và sử dụng xe đạp nhiều hơn, tăng cường thực thi luật giao thông, cải thiện hệ thống đường xá cũng như dịch vụ cứu hộ khẩn cấp. Ông nói: ''Ngăn chặn thành công tai nạn giao thông phụ thuộc vào nỗ lực của mọi khu vực liên quan, cả tư nhân và nhà nước - ngành y tế, giao thông, giáo dục, tài chính, cảnh sát, các nhà làm luật, các nhà sản xuất, các hiệp hội và phương tiện truyền thông đại chúng''.

  • Minh Sơn (Tổng hợp)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
30 triệu thanh thiếu niên Trung Quốc bị rối loạn tâm lý (06/04/2004)
Làm từ từ do... thiếu cơ chế đồng bộ về tài chính (05/04/2004)
4.000 người đi bộ nhân "Ngày toàn dân hiến máu" (04/04/2004)
Viagra trên chuột = Tuyệt sinh! (04/04/2004)
Cách mạng ngành dược để thuốc nội khỏi "chết yểu"! (03/04/2004)
Cảnh giác: Xuất hiện bệnh viêm não virus! (01/04/2004)
Giao quyền cho giám đốc bệnh viện: Sẽ chỉ... thí điểm! (01/04/2004)
Tăng cường trí nhớ nhờ cam thảo (31/03/2004)
Cấm quảng cáo sản phẩm thay sữa cho trẻ dưới 12 tháng (31/03/2004)
Người lớn được kiểm tra mắt miễn phí (31/03/2004)
Quản lý giá thuốc theo ba nhóm (31/03/2004)
"Children of Vietnam" giúp Đà Nẵng gần một tỷ đồng (31/03/2004)
Cảnh báo từ vỏ bao thuốc lá? Chưa thuyết phục! (29/03/2004)
Thuốc sản xuất trong nước: Cần có chính sách... cung ứng! (29/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang