(VietNamNet) - Lần đầu tiên, Việt Nam phân lập và nuôi cấy thành công cụm tế bào có chứa tế bào mầm từ phôi chuột nhắt trắng. Kết quả này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học thuộc ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.
|
Một tế bào mầm từ phôi người. |
Nhóm nghiên cứu tại đây đã xây dựng thành công quy trình nuôi cấy và phân lập các cụm tế bào chứa tế bào mầm.
|
Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người có thể được thay thế nhờ kỹ thuật tạo tế bào mầm. |
Tế bào mầm (còn gọi là tế bào gốc) là loại tế bào có thể phát triển chuyên biệt thành bất kỳ tế bào nào thuộc các cơ quan, bộ phận chức năng trong cơ thể (tế bào cơ, tế bào cơ tim…).
Ngoài ra, tế bào mầm còn có thể được sử dụng để sản xuất protein hoặc ứng dụng trong kỹ thuật chuyển đổi gien.
Thành công này mở ra triển vọng lớn trong việc nuôi cấy tế bào nhằm thay thế các cơ quan nội tạng bị hư hỏng do bệnh tật hay tai nạn.
Hiện nay, cụm tế bào chứa tế bào mầm do Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học nuôi cấy đã “sống” được gần hai tháng.
Phú Kiên