,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
537114
350 kết quả nghiên cứu vật lý mới nhất
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,
Hội nghị Vật lý châu Á - Thái Bình Dương tại Hà Nội

350 kết quả nghiên cứu vật lý mới nhất

Cập nhật lúc 20:05, Thứ Hai, 25/10/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet)-Ngày 25/10, Hội nghị Vật lý châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 9 (APPC 9) đã được khai mạc tại Hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 3 Ngọc Hà, Hà Nội.

Soạn: AM 179155 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Một nhà vật lý thuyết trình tại hội nghị.

698 nhà vật lý đến từ 28 quốc gia đã tham dự Hội nghị Vật lý châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 9 (APPC 9), tổ chức tại Hà Nội từ 25-31/10. Đây là lần đầu tiên APPC được tổ chức tại Việt Nam, với sự phối hợp của Liên hiệp các hội Vật lý châu Á - Thái Bình Dương (AAPPS), Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và Hội Vật lý Việt Nam. GS Dương Chấn Trữ, chủ tịch danh dự của AAPPS, được bầu làm Chủ tịch danh dự của hội nghị. Hai đồng chủ tịch là GS Nguyễn Văn Hiệu, hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, và GS Won Namkung, chủ tịch AAPPS. Việt Nam đã cử 425 đại biểu tham dự hội nghị này. Tuy nhiên, Nhật Bản đã cử đến hội nghị một lực lượng đông đảo các nhà vật lý lên tới 90 người.  Có tất cả 101 đại biểu nữ tham dự hội nghị Vật lý châu Á-Thái Bình Dương lần này.

Tại hội nghị APPC 9, các nhà vật lý sẽ trình bày 350 bản báo cáo, thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành như vật lý hạt nhân, thiên văn và vũ trụ học, vật lý các hệ thấp chiều, vật lý các vật liệu có cấu trúc nano và công nghệ nano, các ứng dụng mới của vật lý học...   Ngoài các vấn đề chuyên ngành, các nhà vật lý tham dự hội nghị APPC 9 còn tọa đàm theo hai chủ đề “Vật lý vì sự phát triển” và “Phụ nữ và khoa học”.

APPC là hội nghị thường kỳ, do AAPPS tổ chức 3 năm một lần. Mục đích của hội nghị là tập hợp các nhà vật lý tại các nước châu Á - Thái Bình Dương để trình bày những công trình nghiên cứu mới nhất. Đồng thời, đây còn là dịp gặp gỡ, trao đổi nhằm đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu trong khu vực. Tham dự hội nghị này còn có một số nhà khoa học nổi tiếng đến từ các nước phát triển với tư cách khách mời của Ban tổ chức.

  • Khánh Hà

 

,
,