,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
657950
Việt-Pháp hợp tác nhân bản sao la ở Việt Nam
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Việt-Pháp hợp tác nhân bản sao la ở Việt Nam

Cập nhật lúc 06:06, Thứ Tư, 08/06/2005 (GMT+7)
,
Soạn: AM 431891 gửi đến 996 để nhận ảnh này
              Sao la

(VietNamNet) - Tương lai của loài sao la ở Việt Nam đang sáng sủa dần lên nhờ có dự án hợp tác giữa các chuyên gia Việt Nam và Pháp nhằm nhân bản chúng.

Đầu năm 1998, kiểm lâm ở Vườn quốc gia Bạch Mã đã phát hiện một con sao la bị bắt bởi thợ săn và giữ nó lại. Biết tin, các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ sinh học (CNSH) đã liên lạc để xin một tế bào da tai nhỏ bằng hạt gạo trước khi kiểm lâm thả nó về rừng. Trong năm 1999, họ cũng lấy được tế bào của một con sao la khác khi nó vừa chết. Từ những tế bào thu được, các nhà khoa học đã nhân thành hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ tế bào sao la, và bảo quản chúng trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Đây chính là ngân hàng tế bào sao la.

Soạn: AM 431793 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS Bùi Xuân Nguyên (trái) và TS Jean-Chartes Maillard.

Do đã nắm bắt được công nghệ nhân bản vô tính thông qua hợp tác từ năm 1998 với Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp (INRA) và Nhật Bản, cụ thể là tạo phôi bò nhân bản và đông lạnh nhanh phôi đó, từ 1999 tới nay các chuyên gia tại Viện CNSH đã hợp tác với INRA và Trung tâm Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Cộng hoà Pháp (CIRAD) để nhân bản sao la. Theo TS Bùi Xuân Nguyên, Trưởng phòng sinh học sinh sản và phát triển, sở dĩ cần phải nhân bản sao la vì hiện còn chưa đầy 100 cá thể sống trong tự nhiên. Ngoài ra, sao la không thể sống trong điều kiện nuôi nhốt vì 16 con sao la bị người dân bắt giữ từ năm 1994 đều đã chết sau vài tuần. Nhân bản sẽ góp phần bảo vệ và phục hồi nguồn gien của loài này.

Soạn: AM 431499 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thiết bị hút nhân khỏi trứng bò và tiêm tế bào sao la vào trứng rỗng.

Không tìm được sao la cái để lấy trứng, các chuyên gia phải thu thập buồng trứng bò từ các lò mổ, cụ thể là 1-2 giờ sau khi giết mổ bò. Sở dĩ họ chọn trứng bò vì các phân tích ban đầu về gien cho thấy sao la là một phụ loài của họ bò (bao gồm bò, trâu và dê), tức là có quan hệ di truyền với bò. Do trứng bò chưa chín nên họ phải nuôi trứng chín tới một mức độ nhất định rồi tách nhân. Lúc này, trứng trở thành rỗng, chỉ còn nguyên sinh chất bên trong. Tiếp đến, tế bào sao la được cấy vào trứng rỗng nói trên của bò - kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma. Tuy nhiên, không phải cấy tế bào nào cũng được, mà phải nuôi tế bào tới độ có thể cấy được và chọn những tế bào đạt tiêu chuẩn. Cuối cùng, trứng trải qua nhiều bước kích thích để phát triển thành phôi. Hiện Viện Công nghệ sinh học đã tạo ra rất nhiều phôi sao la nhân bản và đang đông lạnh chúng ở -196 độ C để phục vụ công tác nghiên cứu. Tỷ lệ thành công là 20-35% (với điều kiện trứng có chất lượng tốt).

TS Nguyên cho biết các nhà khoa học thuộc Viện CNSH vẫn tiếp tục tạo phôi sao la nhân bản và đang dùng nhiều phương pháp để đánh giá xem chúng có bình thường hay không. Một trong những cách đó là so sánh phôi sao la nhân bản với phôi bò bình thường để tìm hiểu bản chất sinh học phát triển như thế nào, có sự khác biệt gì không... Trong thời gian tới, họ sẽ cấy phôi sao la nhân bản vào tử cung bò cái để đánh giá phản ứng miễn dịch, nghĩa là xác định liệu phôi có bị đào thải hay không. Các cuộc thử nghiệm độc lập tại INRA ở Paris đầu năm 2005 cho thấy 20 ngày sau khi cấy phôi sao la vào cơ thể bò, phôi phát triển bình thường.

TS Nguyên nói thêm rằng nhân bản động vật là một quá trình rất phức tạp, cần nghiên cứu kỹ càng, từ lịch sử hình thành loài dưới góc độ phân tử, đặc điểm sinh lý tế bào và sinh học phát triển. Do vậy, phải mất một thời gian dài trước khi nhân bản được sao la thực sự.

Soạn: AM 431501 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thùng nitơ lỏng - 196 độ chứa tế bào sao la.

Được biết, ngoài việc tạo phôi sao la nhân bản, Viện Công nghệ sinh học còn tạo phôi bò Gaur nhân bản - loài bò hoang dã còn tồn tại ở Việt Nam dưới dạng các quần thể rất nhỏ, phân tán và đang đứng bên bờ tuyệt chủng. Những quần thể này là nguồn gien quý hiếm, có nhiều tiềm năng để cải tạo đàn bò nhà. Chúng có khả năng thích nghi rất tốt với môi trường nóng ẩm, sức đề kháng rất cao đối một số bệnh và đặc biệt là khả năng chuyển hoá tốt các loại cỏ nghèo dinh dưỡng.

Chương trình nhân bản sao la và bò Gaur hiện thuộc BioDiva - dự án hợp tác 2005-2007 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp với sự tham gia của INRA, CIRAD, Viện Công nghệ sinh học và Viện Chăn nuôi. Mục đích của BioDiva là đưa hiểu biết và công nghệ vào bảo vệ đa dạng sinh học vật nuôi cũng như động vật hoang dã ở Việt Nam. Trong khuôn khổ BioDiva, vai trò của Viện Chăn nuôi là khảo sát, xây dựng và bảo tồn vật nuôi ngoài điều kiện tự nhiên. Còn Viện CNSH sử dụng công nghệ sinh học để giữ và phục hồi nguồn gien, chủ yếu là bò Gaur và sao la. Cho tới nay, Viện CNSH đã thành lập được ngân hàng tế bào của sao la, mang lớn, bò Gaur và gấu. Theo TS Nguyên, trong tương lai Viện sẽ tiếp tục hợp tác với CIRAD để thành lập ngân hàng của nhiều loài quý hiếm khác.
Soạn: AM 431769 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thu tế bào sao la ở VQG Bạch Mã.
Soạn: AM 431773 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cấy tế bào sao la vào trứng bò đã bị loại nhân.
Soạn: AM 431777 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phôi sao la nhân bản ba ngày tuổi.
Soạn: AM 431781 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phôi sao la nhân bản tám ngày tuổi.
  • Minh Sơn

,
,