,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
693372
Động đất: Cần nghiên cứu ngay, tránh thiệt hại về sau
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Động đất: Cần nghiên cứu ngay, tránh thiệt hại về sau

Cập nhật lúc 00:28, Thứ Sáu, 12/08/2005 (GMT+7)
,

Làm thế nào để kháng chấn khi không biết động đất cấp mấy... Đó là bức xúc của nhiều nhà khoa học về tình hình nghiện cứu động đất hiện nay tại cuộc họp do Sở Khoa học-Công nghệ TP.HCM tổ chức vào chiều 11/8 

Tham dự cuộc họp, có sự tham dự của nhiều nhà khoa học như GS-TS Nguyễn Ngọc Thủy, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu,  GS – TS Lê Minh Triết, Phân viện Vật lý tại TP.HCM, GS- TS Trần Kim Thạch, Sở Xây dựng TP.HCM... cùng đại diện Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP…

"Chúng tôi chỉ quan tâm đến cấp động đất. Bởi, qua đó, các nhà xây dựng mới có thông số để phục vụ thiết kế, xây dựng...", ông Nguyễn Văn Hiệp , Phó Gíam đốc Sở Xây dựng TP.HCM nói. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa thấy các cơ quan chuyên môn công bố chính thức cấp độ của trận động đất vào hôm 5/8.

  • Không biết động đất cấp mấy, làm sao kháng chấn…
Soạn: AM 513777 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn Văn Hiệp, PGĐ Sở Xây dựng TP.HCM, "Cần có thông báo chính thức về trận động đất hôm 5/8..."

Theo ông Hiệp, Viện Khoa học – Công nghệ Việt Nam hay Viện Vật lý địa cầu nên đưa ra một thông báo chính thức về trận động đất hôm 5/8, xác định rõ tâm chấn ở đâu, cấp độ động đất là bao nhiêu. Đó sẽ là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý xây dựng, các nhà xây dựng phục vụ công tác chuyên môn của mình.

Đồng tình với ông Hiệp, một chuyên viên cấp cao ngành xây dựng là GS Nguyễn Văn Đạt cũng tỏ ra bức xúc khi nhiều nhà thiết kế, xây dựng... đã không biết kháng chần như thế nào khi còn mơ hồ về cấp độ động đất ở TP.HCM.

“UBND TP.HCM cần hỗ trợ Sở Xây dựng TP.HCM kiểm tra các thiết kế cao tầng. Đồng thời. có thể tổ chức đào tạo, học hỏi kinh nghiệm kháng chấn trong thiết kế thi công,” GS Đạt đề xuất.

Theo GS Đào Văn Lượng, Gíam đốc Sở Khoa học-Công nghệ TP.HCM, động đất ở Việt Nam tuy chưa phải là lớn so với nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên do các công trình xây dựng chưa tốt nên động đất có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng. Động đất dù nhỏ nhưng vẫn có thể kéo theo nhựng hậu quả khó lường.

  • Kháng chấn: Không chỉ là vấn đề chuyên môn …  

Đồng quan điểm trên, PGS-TS Trần Kim Thạch cho rằng, nếu xảy ra động đất, dù không lớn nhưng công trình xây dựng và sinh thái cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng nhiều. PGS-TS Trần Kim Thạch giải thích, có hai loại động đất. Đó là "động đất nằm ở đới hút chìm giữa các mảng" và "động đất nằm ở các mảng đứt gãy trong đất liền." Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng, thuộc về loại động đất thứ hai.   

Trước tình hình trên, theo GS-TS Lê Minh Triết, Phân viện Vật lý tại TP.HCM : “Trong các quy hoạch phát triển sắp tới, TP.HCM cần phải tích cực tiến hành đề án “Phân vùng nhỏ động đất TP.HCM và các vùng phụ cận”. Đây sẽ là tài liệu quan trọng nhằm bảo đảm  độ an tòan trong xây dựng cũng như tránh thiệt hại đáng tiếc trong trường hợp xảy ra động đất.

Ông cho biết, nếu động đất ở cấp 8, thì các công trình xây dựng phải có kháng chấn đến cấp 9. Do đó, vốn đầu tư sẽ tăng lên 30%. Động đất không phải là một vấn đề đơn giản, mà vô cùng phức tạp, thậm chí các nước tiên tiến cũng khó dự báo chính xác.

Vào thập niên 80 - 90 của thế kỷ XX, ở Hà Nội, các nhà khoa học đã có những đề tài nghiên cứu về động đất ở TP.HCM và thành phố Hà Nội. Và. ngay từ những năm 1985, các nhà khoa học trong Nam cũng đã quan tâm dến vấn đề này.  

Tuy nhiên, "Do nhiều lý do khách quan từ kinh phí đến cơ chế, nên những nghiên cứu về động đất đã không được thực hiện đầy đủ,” ThS Cát Thiên Hùng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất Miền nam bức xúc.

Có thể là do động đất Sumatra ở Indonesia đã làm dịch chuyển các mảng lục địa nên làm cho ứng suất trong khu vực(sức căng của đất đá trong vỏ trái đất) không còn giữ được trạng thái ban đầu và có những thay đổi nhất định. Đây có thể là một yếu tố ảnh hưởng tới động đất ở các vùng lân cận..

Ở Việt Nam, động đất ở miền Bắc nhiều hơn, mạnh hơn so với miền Nam. Động đất mạnh nhất và thường xuyên nhất xảy ra ở Tây Bắc, tiếp đến là Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Trong năm 2002 đã xảy ra một trận động đất mạnh 3,9 độ Richter ở Vũng Tàu và gần đây có thông báo về một số hoạt động của núi lửa ở gần đảo Phú Quý, Hòn Tre. Còn các vùng khác ở miền Nam chưa ghi nhận được trận động đất nào từ năm 2002 tới nay (Ý kiến của các nhà khoa học tại cuộc họp vào chiều 11/8)

Ông nhấn mạnh, “Phân vùng nhỏ động đất cùng là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách vì chúng còn định hướng cho việc quy hoạch xây dựng và phát triển bền vững TP.HCM. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc lập luận chứng kinh tế đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là khi thành phố đang chuẩn bị thi công và lập luận chứng khả thi cho nhiều công trình cao tầng và công trình ngầm.”

Trong đó, việc xây dựng các công trình ngầm như tuyến xe điện ngầm Metro là một trong những vấn đề cần chú ý. Theo ThS Hùng, nền đầt ở TP.HCM có nhiều trầm tích, cấu trúc nền đất rất phức tạp. Trong khi đó, nếu xét trận động đất hôm 5/8, dao động từ chấn tâm đến TP dưới 100km và như vậy cấp độ động đất gần như bằng cấp độ tại vùng tâm chấn. Tình hình đó đòi hỏi việc nghiên cứu động đất ở TP.HCM trở nên bức thiết.

  • Động đất: Cần nghiên cứu ngay để tránh thiệt hại về sau

Cũng nói về sự bức thiết của việc nghiên cứu động đất, TS Vũ Văn Vĩnh, thuộc trung tâm Viễn thám GIS- Liên đòan Địa chất 6  đã nêu  ra trường hợp cụ thể thiệt hại do động đất ngay tại nước Mỹ vào năm 1971 và 1994.

Hai trận động đất ở Mỹ có cùng một cường độ, nhưng thiệt hại vào năm 1994 là 30 tỷ USD, gấp 60 lần trận động đất cách đó 23 năm về trước. Sở dĩ thiệt hại "lần sau cao hơn lần trước" là  do vào thời điểm 1994, đã có quá nhiều công trình xây dựng cao tầng mọc lên. 

"Tuy nhiên, e ngại lớn nhất là TP không đủ kinh phí để thực hiện đầy đủ đề án phân vùng nhỏ động đất. Do đó, nếu chia đề án thành 7 năm, mỗi năm đầu tư 1,5 tỷ đồng. Chúng ta sẽ có hơn 10 tỷ đồng...," TS. Vĩnh đề nghị.

Soạn: AM 513779 gửi đến 996 để nhận ảnh này
ThS Cát Thiên Hùng, "Nghiên cứu động đất là vấn đề cấp bách..."

Đồng ý với ý kiến trên, nhiều nhà khoa học đề nghị nên tiến hành từng bước một nếu chưa thể thực hiện ngay cùng một lúc đề án lớn về phân vùng nhỏ động đất . 

Cùng với GS-TS Lê Minh Triết, GS-TS Nguyễn Ngọc Thủy, Viện trửơng Viện Vật lý Địa cầu nhấn mạnh: "Cái gì cần làm thì sẽ phải làm, và làm từng giai đoạn một."

Hiện nay, toàn Việt Nam có 26 trạm quan trắc, 23 ở miền Bắc và 3 ở miền Nam (Huế, Nha Trang, Đà Lạt). Nhưng trong cuộc họp này, GS-TS Nguyễn Ngọc Thủy cho biết, Chính phủ đang xem xét đề xuất tăng cường hệ thống quan trắc biển Đông như tại đảo Trường Sa, Côn Đảo, đảo Phú Quý - Phan Thiết, Phú Quốc...

"Ngoài ra, chúng tôi cũng đang kêu gọi tài trợ từ chính phủ Nhật cho hơn chục trạm quan trắc dọc theo hơn 3000 km bờ biển nước ta," GS Thủy cho biết

Mặc dù vậy, các nhà khoa học có mặt tại cuộc họp đã nhất trí đề nghị, cần có ngay một đề tài nghiên cứu về trận động đất hôm 5/ 8. 

Tuy nhiên, theo GS Đào Văn Lượng, Giám đốc sở Khoa học-Công nghệ TP.HCM, việc nghiên cứu địa chấn, động đất là lâu dài rất cần thiết. Còn trước mắt sẽ tập trung vào đề án "Phân vùng nhỏ động đất TP.HCM và các vùng phụ cận" do Liên đoàn bản đồ Địa chất miền nam thực hiện.

  • Hương Cát

,
,