,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
702600
Tế bào mầm: Những câu hỏi thường gặp
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Tế bào mầm: Những câu hỏi thường gặp

Cập nhật lúc 20:40, Chủ Nhật, 04/09/2005 (GMT+7)
,

Những câu hỏi thường gặp nhất xung quanh tế bào mầm

-Tế bào mầm là gì?

Mầm là nguồn gốc từ đó nẩy sinh ra toàn bộ các thành phần của một sinh vật, từ thảo mộc tới động vật. Mầm của mọi bộ phận con người xuất phát từ một trứng nữ được tinh trùng thụ tinh, tạo ra một hợp tử có 46 nhiễm sắc thể mà một nửa di truyền từ người cha, nửa kia từ người mẹ. Tế bào mầm hay còn gọi là tế bào gốc, là những tế bào chủ của cơ  thể, còn trong tình trạng trứng nước, có thể được nuôi dưỡng cho lớn để trở thành các loại mô bào trưởng thành khác.

Soạn: AM 537678 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sơ đồ tế bào mầm biệt hoá thành các loại tế bào khác như tế bào da, tim, gan...

Với nhiều chuyên gia, tế bào mầm từ phôi thai vẫn là tế bào tốt nhất. Các tế bào này, khi ở trong môi trường thích hợp và được điều khiển hướng dẫn, có thể phân chia và lớn lên thành cả trăm loại mô mới hoàn hảo hơn, lành mạnh hơn để phục hồi chức năng cho các cơ quan, bộ phận cơ thể suy yếu: từ tim phổi, tế bào thần kinh não tủy tới xương, thịt, da, mắt, máu, cơ quan sinh dục...

- Tiến hành nghiên cứu tế bào mầm đem lại lợi ích gì cho con người?

Trong cơ thể con người, càng trưởng thành thì khả năng biến đổi của tế bào cũng giảm đi. Khoa học gần đây đang cố gắng thay đổi sự giới hạn này.Họ đang nghiên cứu để một tế bào trưởng thành bất kỳ cũng có thể biến ra các loại mô khác.Tế bào mầm trưởng thành cũng đã được tách ra từ tủy sống, da, máu, giác mạc mắt, não bộ. Một lợi điểm của tế bào mầm trưởng thành là khi tự cấy, không gây ra phản ứng thải bỏ.

Hiện nay, tế bào mầm ban đầu thường được lấy từ phôi bị bỏ lại tại các khoa sản, hoặc được tạo ra từ công nghệ vô tính. Tuy nhiên, một số người phản đối việc dùng phôi người để thử nghiệm, khiến cho ư tưởng dùng tế bào mầm trong điều trị bệnh gặp không ít khó khăn. Các bác sĩ hy vọng một ngày nào đó sẽ sử dụng các tế bào mầm của thời kỳ đầu như là một nguồn hoàn hảo thích hợp cho việc cấy ghép để điều trị các bệnh như ung thư, Parkinson và các chấn thương khác.

- Nhân bản vô tính là gì?

Nhân bản vô tính, cloning, là hình thức sinh đẻ không có sự kết hợp giữa giống tính nam và nữ. Đây là phương thức tạo ra một sinh vật mới bằng cách sao y nguyên tín hiệu di truyền từ một sinh vật cha hoặc mẹ. Nhiều người còn gọi sinh sản vô tính là sinh sản nhân bản. Theo định nghĩa, nhân bản là tạo ra nhiều bản đúng như bản cũ. Thí dụ làm photocopy hoặc đánh máy một tài liệu với giấy carbon để có nhiều văn bản giống  nhau.

- Nhân bản vô tính bắt đầu từ khi nào?

Soạn: AM 537682 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Dolly, con cừu nhân bản đầu tiên, đã chết lúc được 6 tuổi.

Còn việc tạo sinh sản nhân bản thì đã được giới khoa học để ý tới từ lâu. Năm 1978 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thụ tinh nhân tạo: Louise Brown được sinh ra do sự kết hợp trứng và tinh trùng trong ống nghiệm.

Và năm 1997 cừu Dolly được Ian Wilmut ở Scotland tạo ra bằng sinh sản vô tính. Đây là động vật đầu tiên được tạo ra do phương pháp chuyển nhân: Phôi bào được kết hợp từ tế bào vú con cừu với trứng mất nhân di truyền của con cừu khác. Cấy phôi bào vào tử cung con cừu thứ ba để lớn lên và sanh ra cừu Dolly  Năm 1999, chú khỉ Tetra cũng được Viện Nghiên cứu trên Oregon tạo ra bằng phương pháp phân tách phôi bào: trứng khỉ thụ tinh với tinh trùng khỉ, cho ra phôi bào với 8 tế bào. Tách phôi bào ra làm 4 cặp tế bào giống nhau. Cấy mỗi cặp vào tử cung khỉ khác để tăng sinh. Bất hạnh là chỉ có một khỉ Tetra sống sót ra đời và không mang một gien nào của cả cha lẫn mẹ.

- Sinh sản vô tính có dễ thành công không?

Phương thức sinh sản này không phải là việc dễ làm. Nó cần một trình độ kiến thức cao, một kỹ thuật hoàn hảo và rất nhiều may mắn. Để tạo ra cừu Dolly, Ian Wilmut đã phải thử nghiệm tới lui cả 276 lần mới thành công. Nhiều nhà khoa học khác đều đồng ý là một động vật được tạo ra từ sinh sản vô tính đều có nhiều vấn đề sức khỏe như kinh phong, mập phì, u bướu, bệnh tim mạch trầm trọng, bệnh xương khớp cũng như nhiều khuyết tật nguy hiểm. Các bệnh hoạn này đều là hậu quả sự biến đổi của gene trong khi chuyển nhân. Ấy là chưa kể việc sao chép nguyên bản sẽ tạo ra một loạt người giống hệt nhau, như những chiếc xe hơi, xe đạp.

- Có bao nhiêu loại nhân bản (cloning)?

Xét về mặt ứng dụng, cloning chia làm 2 loại:

a- Cloning trị liệu:

Người ta tách các tế bào mầm, nuôi cấy cách riêng, hướng dẫn tế bào đó thành loại tế bào mình muốn để  dùng trong việc thay thế trị liệu. Khoa học gia dùng một tế bào nào đó của người để nhân bản vô tính thành một phôi bào rồi lấy tế bào mầm của phôi bào đó, chuyên biệt những tế bào dùng trong trị liệu, như: tế bào tuỵ tạng, tế bào tim, tế bào gan, nhất là tế bào thần kinh, một khi tiêu hao là không tái sinh được. Như vậy thì cloning đã phục vụ con người. Hiện nay chỉ có Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Tế bào tại Massachusetts (Massachusetts Institute of Advanced Cell Technology) làm công việc cloning trị liệu trên đất Mỹ. Anh quốc cấm cloning sinh sản nhưng cho phép cloning trị bệnh.

b- Cloning sinh sản:

Đây là vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh luận. Phôi bào với tế bào mầm của trứng sẽ được đưa vào tử cung nào đó để nhờ mang thai hộ, hoặc đưa vào chính tử cung của chính người cho trứng. Phôi bào sẽ có thể lớn lên trở thành bào thai, được tạo ra từ trứng đã mất DNA nguyên thủy và mang gen di truyền DNA của tinh trùng. Nguồn năng lực cho tất cả tế bào trong cơ thể không phải là từ trứng mà từ nhân tế bào của tinh trùng được bơm vào. Hài nhi này được gọi là sinh sản vô tính vì không do kết hợp nam nữ, đực cái.Kích thích tố từ người được nhờ mang hộ phôi bào sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau trên sự tăng sinh của phôi bào. Hậu quả là đứa bé này có thể sanh non, mang nhiều khuyết tật, bệnh hoạn.

- Hiện nay trên thế giới, chính phủ các nước đối với việc nghiên cứu tế bào gốc như thế nào?

Với 71 phiếu thuận, 35 phiếu chống và 43 phiếu trắng, ngày 18/2/2005, Ủy ban lập pháp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (United Nations) đã thông qua tuyên bố kêu gọi chính phủ các nước cấm nhân bản người dưới mọi hình thức, bao gồm cả những kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu tế bào gốc. Đề nghị này được Mỹ ủng hộ trong bối cảnh các thành viên đại diện trong ủy ban bất đồng sâu sắc về nội dung bản tuyên bố. Những nước Hồi giáo quyết định bỏ phiếu trắng bởi theo họ không có sự nhất trí trong ủy ban trong khi những nước phản đối như Anh, Bỉ, Singapore... cho rằng quyết định của LHQ không ảnh hưởng đến công cuộc nghiên cứu tế bào gốc vì mục đích trị liệu. Ngay sau khi quyết định của LHQ được thông qua, hơn 20 quốc gia trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc tuyên bố cấm nhân bản vô tính sinh sản nhưng sẽ cho phép nghiên cứu tế bào gốc phôi thai. Trong khi đó, Mỹ, Costa Rica và những quốc gia khác xem hình thức nghiên cứu này, cho dù nhằm mục đích gì đi nữa, cũng là lấy đi mạng sống con người.

- Sau khi Hàn Quốc tuyên bố nhân bản vô tính chó thành công, có người cho rằng Mỹ đang bị Hàn Quốc qua mặt?

Cho dù chính quyền Mỹ không tài trợ cho các nghiên cứu tế bào gốc, các bang vẫn rất chú trọng tới lĩnh vực này và không hề muốn thua kém. Năm 2004, các cử tri bang California đã thông qua Đề xuất 71, hỗ trợ 300 triệu đôla/năm cho các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tế bào gốc tại bang này. Với tiềm lực tài chính như vậy, Mỹ sẽ khiến cho châu Á khó mà thu hút được các nhà khoa học hàng đầu. Sáng kiến đầu tư 3 tỉ USD cho nghiên cứu tế bào gốc của California, nếu được người dân đồng tình, sẽ là khoản đầu tư nhà nước cho nghiên cứu khoa học lớn nhất nước Mỹ từ trước đến nay và sẽ biến California thành một trung tâm nghiên cứu tế bào gốc toàn cầu, ngang bằng với Singapore, Israel, Hàn Quốc và Anh Quốc.

Ít ra 5 bang khác của Mỹ cũng đang có những chính sách cho nghiên cứu tế bào gốc. Chính quyền bang Illinois muốn các cử tri thông qua đề xuất tài trợ 1 tỷ đôla. Thống đốc bang Wisconsin đang đề nghị xây dựng một viện nghiên cứu tế bào gốc trị giá 375 triệu đôla. Hôm 21/11/2004, thống đốc bang New Jersey là Richard Codey đã đề nghị dành 150 triệu đôla để xây dựng một viện tế bào gốc và muốn các cử tri duyệt chi thêm 230 triệu nữa để hỗ trợ nghiên cứu tế bào gốc.

- Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư  như thế nào trong nghiên cứu tế bào gốc?

Trong hai năm qua, chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư 27 triệu đôla cho nghiên cứu tế bào gốc. Tháng 2/2004, các nhà khoa học Hàn Quốc đã nhân bản thành công phôi thai người đầu tiên vào và thu thập tế bào gốc. Một nhóm nghiên cứu khác thuộc ĐH Chosun đã giúp cho một phụ nữ đi lại được sau 20 năm bị bại liệt, bằng cách sử dụng tế bào gốc ở máu cuống rốn để sửa chữa cột sống.

Soạn: AM 537686 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chú chó con  do Hàn Quốc nhân bản vô tính đầu tiên, ngồi giữa bố mẹ của chú.

Chính phủ Hàn Quốc muốn họ trở thành nước đứng thứ 7 thế giới trong ngành Công nghệ Sinh học vào năm 2012. Bộ Thương mại nước này ước tính xuất khẩu CNSH sẽ tăng từ mức 700 triệu USD lên 10 tỉ USD trong cùng thời gian đó. Dù chính quyền cam kết tiếp tục tăng hỗ trợ tài chính cho ngành CNSH, các nhà khoa học và các nhà phân tích cho rằng các mục tiêu trên là quá lạc quan. Họ cho rằng ngoại trừ một số ít đơn vị và cá nhân được chọn, kinh phí cho nghiên cứu và phát triển CNSH nhằm bổ trợ cho tầm nhìn nói trên còn quá khan hiếm.

- Còn với các nước châu Á khác thì sao?

Các nước châu Á vẫn tiếp tục chạy đua để dành vị trị hàng đầu trong lĩnh vực nhân bản vô tính. Tại Singapore, chính phủ nước này dành hẳn 600 triệu đôla đầu tư cho nghiên cứu tế bào gốc và nhiều dự án khoa học hiện đại khác để nỗ lực xây dựng ngành công nghệ sinh học. Năm ngoái, Singapore đã khánh thành tổ hợp phòng thí nghiệm Biopolis rộng 180.000 m2 dành cho những nghiên cứu như vậy. Cho tới nay, Singapore đã đầu tư 22 triệu đôla cho ES Cell International, công ty sở hữu 6 dòng tế bào gốc và đang tập trung nghiên cứu phương pháp điều trị tiểu đường.

Ngoài Singapore và Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng coi nghiên cứu tế bào gốc là một cách để dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Theo ông Robert A. Goldstein thuộc Quỹ Nghiên cứu Tiểu đường Quốc tế, những tiến bộ mà châu Á đạt được trong nghiên cứu tế bào gốc rất đáng kinh ngạc.

 - Việt Nam đối với nhân bản vô tính như thế nào?

Theo Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ QH thông qua ngày 9/1/2003, Điều 7 "Các hành vi bị nghiêm cấm" có quy định rõ nghiêm cấm nhân bản vô tính người.

Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 "Về sinh con theo phương pháp khoa học", Điều 6 quy định: "Nghiêm cấm hành vi sinh sản vô tính.

Song song đó, vào cuối năm 2003, Việt Nam đã có dự án xây dựng một phòng thí nghiệm về nhân bản vô tính (cloning) tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc với kinh phí vài triệu USD.Theo Bộ Khoa học - Công nghệ, liên quan đến cuộc họp của Liên hợp quốc về việc thảo luận và thông qua luật cấm chế tạo phôi người bằng phương pháp nhân bản vô tính, TS Phạm Hữu Giục, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ nói: "Bộ KH&CN sẽ bàn với Bộ Y tế để đề xuất với Chính phủ quan điểm của Việt Nam về lĩnh vực mới này".

  • Hương Cát (Tổng hợp theo Vietsciences và các tư liệu khác)
,
,