,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
722736
VQG Tràm Chim: Dùng lửa chống cháy rừng!
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

VQG Tràm Chim: Dùng lửa chống cháy rừng!

Cập nhật lúc 03:34, Thứ Tư, 26/10/2005 (GMT+7)
,

Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp, tiến hành một dự án về quản lý nước và lửa trong vòng 1,5 năm. Để chống cháy, các nhà khoa học sẽ không sử dụng kênh đào và giữ nước ngập kéo dài dẫn đến những tác động tiêu cực về lâu dài lên hệ sinh thái đất ngập nước.

Dự án nghiên cứu này được Chương trình Đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực sông Mêkông (Mekong Wetlands Biodiversity Program -MWBP) hỗ trợ.

Soạn: AM 596702 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Về lâu dài, nước ngập vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái, vừa gia tăng nguy cơ cháy,"  GĐ Huỳnh Thế Phiên lo sợ

KS. Huỳnh Thế Phiên, Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết, họ đang chịu nhiều sức ép giữ cho Vườn Quốc gia không bị cháy. Trong khi chưa có các biện pháp khác để kiểm soát cháy, phương án đào kênh và giữ mực nước cao quanh năm nhằm làm giảm nguy cơ cháy được áp dụng. Tuy nhiên, đào kênh giữ nước chống cháy hiện nay không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng đất ngập nước Tràm Chim, mà còn gia tăng nguy cơ cháy.

Nước, phá vỡ hệ sinh thái...

Vào những ngày cuối tháng 9/2005, Trưởng phòng kỹ thuật VQG Tràm Chim, ông Nguyễn Văn Hùng, cho biết hơn khoảng một chục ha đang được thử nghiệm các phương pháp diệt trừ mai dương, và phát triển cỏ năn, một loại thức ăn quan trong của sếu. Cuộc thử nghiệm này đã tiêu tốn hàng trăm triệu đồng. Tuy kết quả đem lại là khả quan, nhưng hơn 1/3 diện tích vườn, khoảng 2000ha của vườn Quốc gia, đã bị loài thực vật ngoại lai, mai dương hay còn gọi trinh nữ tây, xâm nhiễm.

Soạn: AM 596704 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Mai dương đang bành trướng, ngạo nghễ ngay trong vùng lõi chình của Vườn Quốc gia.

Trong khi mai dương, loài ngoại lai xâm nhiễm có nguồn gốc Nam Mỹ, chiếm hơn 2.000 ha, tức 1/3 diện tích của VQG Tràm Chim. Điều đáng buồn là lúa ma, một nguồn gien quý hiếm của cây lúa Việt Nam, từ hàng ngàn nay chỉ còn khoảng vài trăm hecta. Và những bãi cỏ năn, thức ăn cho loài sếu đầu đỏ, càng bị thu hẹp. Sự phát triển nghịch lý này chủ yếu là do kênh đào giữ nước gây nên.

Hiện nay, ngoài việc được bao bọc bởi hệ thống các kênh và bờ bao, bên trong khu Tràm Chim còn có các kênh nhỏ. Bao gồm kênh Mười Nhẹ, kênh Bà Hồng, Lung A1, và một số kênh nhỏ khác nối từ các tuyến kênh chính chạy sâu vào trong nội đồng.

Trong tự nhiên, Tràm Chim Tam Nông cũng có 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa lũ. Thậm chí vào những tháng 1 cho đến tháng 4, đất ngập nước cũng có những nơi khô kiệt. Giữ nước ngập kể cả trong mùa khô đã làm suy thoái đa dạng sinh học. Các loài bản địa dần dần mất đất sống, khả năng tái sinh kém dần đi. Hệ sinh thái bản địa suy yếu tạo điều kiện cho loài ngoại lai xâm nhiễm.  Nhiều nhà khoa học đã khẳng định một trong những nguyên nhân làm VQG bị mai dương lấn chiếm là kênh. Hạt mai dương phát tán theo dòng nước vào tận vùng trung tâm và sinh sôi nảy nở.

Hệ sinh thái vùng lõi bị phá vỡ làm cho các động vật nhạy cảm có nguy cơ đối đầu với những loài địch hại nguy hiểm hơn. Một số loài khác cũng đứng trước nguy cơ mất dần. Đặc biệt là loài đặc trưng của vùng đất ngập nước, đàn sếu. Mùa khô năm 2005, chỉ còn hơn trăm con về sống; do nguồn thức ăn quen thuộc, củ cỏ năng, không còn dồi dào.

Kênh đào đã chia vùng lõi của khu bảo tồn làm hai, đã tạo ra một "ảnh hưởng biên", chia cắt  sinh cảnh một cách manh mún. ThS. Nguyễn Hữu Thiện, quản lý dự án Chương trình Đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực sông Mêkông (Mekong Wetlands Biodiversity Program -MWBP) chua chát nhận xét, hình như càng bảo tồn, vùng lõi chính càng bị thu hẹp.

... Nước, đổ thêm dầu vào lửa

Mặt khác, kênh đào tuy tạm thời khoanh vùng đám cháy và cung cấp nước chữa cháy khi có cháy xảy ra, nhưng nó cũng sẽ làm cho độ ẩm trong đất giảm mạnh khi mực nước hạ xuống trong mùa khô hạn do bốc hơi nhanh. Độ che phủ của thảm thực vật suy giảm làm cho tác dụng giữ ẩm của rừng ngập nước bị suy giảm theo. Rừng dễ bị khô kiệt chỉ sau khi nắng hạn một thời gian ngắn.

Tràm Chim còn là một hệ sinh thái tích lũy vật liệu cháy rất nhanh. 1ha rừng tràm 10 tuổi, mỗi năm sản xuất khoảng 10 tấn lá khô và cành mục. Các cánh đồng cỏ mọc cao và dày đặc ước tính mỗi năm dễ dàng cung cấp 40 tấn vật liệu cháy khi bộ lá cỏ khô đi. Càng giữ nước thì nguy cơ cháy rừng càng cao.

Soạn: AM 596712 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Càng giữ nước lại, càng tích lũy nguy cơ cháy cho Vườn Quốc gia Tràm Chim," TS, Dương Văn Ni giải thích.

"Giữ nước cao ở VQG Tràm Chim đã kiểm soát được lửa trong thời điểm hiện tại, nhưng làm chất hữu cơ tích lũy nhiều hơn, do đó tạo ra nguy cơ cháy lớn hơn trong tương lai," TS. Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học (Trường Đại học Cần Thơ) giải thích.

Trước đây, lũ về tràn đồng, lúc ra đi mang theo các lớp hữu cơ từ các đồng cỏ dày đặc hay dưới những tán rừng tràm. Hiện nay, đê bao và giữ nước lại nên lớp hữu cơ không trôi được mà tích tụ dưới chân tràm mỗi lúc dày hơn. Nhưng việc đào kênh giữ nước trong mùa khô đã làm giảm mức độ phân hủy chất hữu cơ trong rừng tràm và đồng cỏ. Đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn của nạn cháy rừng rộng lớn không thể kiểm soát.

...Dùng lửa để kiểm soát lửa

Theo thống kê của VQG Tràm Chim từ năm 1995 đến 2005, khoảng 40 trận cháy lớn nhỏ có hay không có kiểm soát đã xảy ra. Những trận cháy có diện tích cháy hơn 600 ha, và cũng có những trận cháy chỉ có 0,1 ha. Nhưng lửa không gây ra một tác hại nghiêm trọng về mặt sinh thái. Phần lớn là các trận cháy lướt nhanh trên mặt đất rừng nhưng không vượt qua chiều cao của tán rừng. Ngọn lửa thiêu hủy phần lớn các thảm hữu cơ, và đa số dây leo cây bụi.

Soạn: AM 596706 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bên dưới mặt nước, vật liệu gây cháy  đang ngày càng bị tích lũy....

Lửa ở cường độ cao trong các Vườn Quốc gia ở Việt Nam là một trong những mối quan tâm chính của nhà nước và công chúng. Cháy rừng, bất kể là cháy rừng trên vùng cao hay cháy rừng trong các vùng đất ngập nước, đều gây ảnh hưởng đến môi trường và thảm động - thực vật ở đó. Lửa cháy quá mức có thể làm mất sinh cảnh đất ngập nước một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên, ở mỗi vùng đất khác nhau có các tính chất khác nhau, và vai trò của lửa cũng khác nhau. Rừng trên đất ngập nước khác với rừng trên đất cao.

"Chính sách quản lý lửa của đất ngập nước khác với quản lý lửa đối với rừng ở trên cao. Vì rừng chỉ là một phần của hệ sinh thái đất ngập nuớc, nên cần có một chế độ quản lý nước và lửa thích hợp để không làm tổn thương hệ sinh thái," KS. Phiên kiến nghị.

Chương trình MWBP sẽ dùng lửa như là công cụ quan trọng để khống chế cháy rừng. Với tần suất và cường độ cháy thích hợp lửa sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao và duy trì tính đa dạng sinh học của đất ngập nước. Đồng thời, lửa sẽ giảm tích lũy rủi ro có thể dẫn đến lửa cháy cường độ cao trong tương lai. Hàng năm, VQG Tràm Chim thường đốt cỏ chủ động vào mùa khô để phòng cháy và cũng đã từng có những trận cháy rừng xảy ra. 

"Cháy ở những vùng nhất định như thế sẽ làm giảm nguy cơ lửa bùng phát trên diện rộng. Chỉ cần, đừng cháy hết cùng một lúc, hệ sinh thái của rừng ngập nuớc vẫn có thể tái tạo lại nhanh chóng," Trưởng phòng kỹ thuật VQG Tràm Chim, ông Nguyễn Văn Hùng, phân tích.

Sau đợt đốt rừng cách đó vài tháng, dường như lửa đã giữ lại những cá thể tràm tốt hơn. Tràm đã lại theo nước vươn lên. Các quần xã đồng cỏ khác như cỏ năng, mồm mốc, lúa ma cũng đã tái sinh mạnh hơn sau khi bị đốt.

  • Hương Cát

,
,