,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
862366
Đề tài nghiên cứu không thiếu, chỉ thiếu... việc ứng dụng!
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Đề tài nghiên cứu không thiếu, chỉ thiếu... việc ứng dụng!

Cập nhật lúc 10:17, Thứ Năm, 09/11/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet)-Ngày 8/11, tại một Hội thảo khoa học ở Long An, Bộ Khoa học- Công nghệ thừa nhận, trong hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học, chỉ cần ứng dụng được một đề tài thôi, nông dân cũng được lợi nhiều lắm rồi!

Hội thảo về ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL  diễn ra tại Long An vào ngày 8/11. Ảnh: V.Huy

Tìm cách cho lúa "sống chung với dịch bệnh", "Trồng 2 vụ lúa, 1 vụ đậu nành"... nhiều ý kiến táo bạo đã được nêu ra tại một Hội thảo khoa học ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào ngày 8/11.

Hội thảo về ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL đã diễn ra tại Long An, một trong những địa phương đang xảy ra dịch “vàng lùn và lùn xoắn lá” trên lúa và đe dọa đến sản lượng lương thực của vựa lúa lớn nhất cả nước.

Có lẽ do hội thảo diễn ra trong bối cảnh nói trên nên hầu hết các tham luận đều tập trung thảo luận các biện pháp khoa học-kỹ thuật phòng chống dịch bệnh hại lúa.

Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL nhận định, một điều trùng hợp là, thời gian qua bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây thành dịch ở ĐBSCL thì ở vùng này đang có gió mùa Tây Nam. Và, hiện nay bệnh này đã thấy xuất hiện ở các tỉnh Miền Đông Nam bộ. Như vậy sắp tới đây là gió mùa Đông bắc, dịch lại được đưa trở lại các tỉnh ĐBSCL, gây nên tình hình hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp rất khoa học thì mới có thể chặn đứng được dịch bệnh này”.

Trong khi đó, Kỹ sư (KS) Hứa Quyết Chiến, Viện Sinh học Nhiệt đới tại TP.HCM đưa ra quan niệm khá mới mẻ: “Người dân Đồng Tháp mười sống chung với lũ thì tại sao nông dân không sống chung với dịch bệnh! Một cơ thể sống bình thường không có nghĩa là không có mầm bệnh và khi nhiểm bệnh cũng không có nghĩa là đã phát thành dịch. Vì vậy, chúng ta hãy chấp nhận nó và chỉ tìm cách hạn chế tác hại của con bệnh lên cơ thể...”

Chỉ cần một trong hàng chục đề tài nghiên cứu được ứng dụng, nông dân cũng được lợi nhiều... Trong ảnh: Các nhà khoa học đang nghiên cứu lúa bệnh. Ảnh: Viện Lúa ĐBSCL

Từ quan niệm trên, Viện Sinh học nhiệt đới giới thiệu một chế phẩm sinh học do Viện nghiên cứu, chế tạo nhằm giúp cây lúa có thể “sống chung với dịch bệnh” mà theo KS Hứa Quyết Chiến, chế phẩm này đã được thử nghiệm và cho kết qủa tốt tại một số nơi như Long An, Đồng Tháp…

Đáng chú ‎ ý, ‎PGS.TS Mai Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật-Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam đã đưa ra một đề xuất khá táo bạo.

Đó là thay thế một vụ lúa bằng một vụ đậu nành giốg mới và cơ giới hoá trên nền đất ướt nhằm chấm dứt cảnh sâu rầy, dịch bệnh hại lúa.

Theo PGS.TS Mai Quang Vinh:“Thay thế một vụ lúa bằng một vụ đậu nành nhằm cắt đứt dây chuyển sâu bệnh theo công thức 2 lúa +1 đậu nành, kết hợp với qui trình kỹ thuật cơ giới hoá trên nền đất ướt. Hiệu quả vẫn tương ứng với ba vụ lúa nhưng điều quan trọng là cắt được ngưồn lây bệnh”.

Cơ sở để PGS.TS Mai Quang Vinh đưa ra phương thức trên là do :”Nguyên nhân của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá hiện nay được xác định, nhiều năm nay nông dân canh tác không theo mùa vụ mà chỉ chạy theo lợi nhuận, vụ nối vụ nên không “cắt” được nguồn lây bệnh”.

Gần như đồng tình với PGS.TS Mai Quang Vinh, Dựơc sĩ Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Nuôi trồng và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười cho rằng, tại sao lại cứ phải dứt khoát trồng lúa quanh năm trong tình hình có quá nhiều dịch bệnh như hiện nay. Hãy chuyển đổi dần để tránh những hiểm hoạ.

Ông Bé nói thêm:”Hầu hết người Châu Âu đều ăn bánh mì, nhưng người Pháp lại ăn khoai tây, cũng xuất phát từ một thảm hoạ về lúa mì mà ngưòi Pháp đã chuyển sang ăn khoai tây đó thôi…!”

Tại Hội thảo, một số nhà khoa học đã phát biểu ‎ kiến phản đối mạnh mẽ việc phun quá nhiều thuốc trừ sâu vào đất đai và cho đó là vấn đề “còn nguy hiểm hơn cả dịch bệnh”.

Nhiều nhà khoa học cũng tỏ ra không đồng tình với một số tham luận tại Hội thảo còn mang tính khoa bảng, hàn lâm chứ chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Quá bức xúc trước việc chậm đưa các ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào cuộc sống, cũng tại Hội thảo trên, các nhà khoa học đã “tự phê bình”. Giới khoa học còn yếu về mặt makerting (tiếp thị), tức chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu chứ chưa quan tâm vấn đề thử nghiệm hay mời gọi cùng thử nghiệm, dù những nghiên cứu ấy rất có giá trị.

Nghiên cứu bệnh vàng lùn, lùn xoăn lá ở Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Viện Lúa ĐBSCL

Tiếp đến, giới khoa học cũng chưa chưa mạnh trong vấn đề liên kết với các nhà sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân làm cho các ứng dụng khoa học chậm đến với người dân.

Một điểm yếu trong công tác quản l‎ý cũng được các khoa học tham dự Hội thảo chỉ ra, đó là ĐBSCL hiện chưa tổ chức, liên kết được những vùng chuyên canh về cây ăn quả, lúa hay thuỷ sản v.v. để có thể có được những sản phẩm sạch bệnh, giá thành hạ, có thương hiệu và quảng bá thương hiệu.

Có mặt tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ Trần Quốc Thắng cho rằng: “Nếu chỉ cần một trong mười mấy đề tài khoa học của chúng ta đã trình bày ở đây mà liên kết với một đơn vị nào đó như Trường đại học, một cơ quan thực nghiệm nào đó thì có thể triển khai được một mô hình.

Từ một mô hình đó thôi, chắc chắc sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân rồi…”.

  • Võ Huy

Ý kiến của Bạn:

,
,