,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
917028
Ưu tiên số một là công nghệ vệ tinh
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,
Phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam

Ưu tiên số một là công nghệ vệ tinh

Cập nhật lúc 15:27, Thứ Ba, 03/04/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Viện Công nghệ Vũ trụ vừa làm lễ ra mắt vào sáng ngày 3/4 tại Hà Nội. Phóng viên VietNamNet đã trao đổi với GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ về hướng phát triển của ngành công nghệ vũ trụ ở Việt Nam. Theo GS.TSKH Đặng Vũ Minh trước mắt, Viện sẽ tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vệ tinh...

>>Việt Nam sớm bắt nhịp công nghệ vũ trụ trong khu vực>>

DangVuMinh2.jpg
GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ (Ảnh: H.Y)
- Thưa GS, với sự ra đời của Viện Công nghệ Vũ trụ, ông có thể cho biết bước đầu, Viện sẽ làm gì để khởi động ngành công nghệ vũ trụ, một ngành còn rất mới mẽ ở Việt Nam?

- GS.TSKH Đặng Vũ Minh: Ưu tiên số một và quan trọng nhất là Viện sẽ tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vệ tinh, vì đây là công nghệ nền tảng của công nghệ vũ trụ. Công nghệ này liên quan đến việc thiết kế, chế tạo để đưa vào quỹ đạo các vệ tinh và khai thác sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Việt Nam sẽ tiến tới làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ. 

Thứ hai là nghiên cứu, phát triển công nghệ viễn thám, mà thực chất là công nghệ thu và sử dụng các ảnh vệ tinh. Sau đó, tích hợp thành cơ sở dữ liệu, phân tích khai thác các thông tin thu được. Việc chụp ảnh vệ tinh sẽ phục vụ trực tiếp cho quản lý môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên cho theo dõi, phòng chống thiên tai hoặc quy hoạch phát triển.

- Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore... đều đang tập trung nhìn vào vũ trụ vì nó đem lại quá nhiều lợi ích chiến lược cho một quốc gia. Vấn đề đặt ra là chi phí Việt Nam bỏ ra như thế nào cho hợp lý trong điều kiện một nước đang phát triển?

- Chúng tôi đang xây dựng một chương trình nghiên cứu trọng điểm trong lĩnh vực về vũ trụ, hy vọng qua chương trình này các phòng thí nghiệm được đầu tư một cách thích đáng vì nói gì thì nói, công nghệ vũ trụ đòi hỏi phải đầu tư tương đối lớn, kinh phí cao nhưng hiệu quả cũng rất hết sức rõ rệt.

Tất nhiên, chúng ta phải dựa vào tất cả các nguồn, trong đó nguồn Nhà nước là chính. Từ nay đến 2010, tôi cũng chưa rõ số kinh phí được Nhà nước hỗ trợ là bao nhiêu. Nhưng chúng tôi làm việc với tinh thần có gì làm nấy, tận dụng thật hiệu quả nguồn kinh phí. Viện Công nghệ Vũ trụ sẽ không phân dàn trải mà tập trung cho những công việc cụ thể, buộc phải xong, trước mắt như vệ tinh nhỏ.

- Nguồn nhân lực cho công nghệ vũ trụ tại Việt Nam hiện đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, thưa ông? 

DangVuMinh.jpg

GS.TSKH Đặng Vũ Minh đang trao đổi với một nhà khoa học tại Lễ ra mắt Viện Công nghệ Vũ trụ vào sáng 3/4 tại Hà Nội. (Ảnh: H. Yên)

- Đúng là phải có cán bộ giỏi. Cách đây 3 năm, trước khi có công nghệ vũ trụ chúng tôi đã cử một đoàn cán bộ 7 người ra nước ngoài nghiên cứu, thực tập để nắm một phần công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ. Tất nhiên, thời gian ngắn như vậy không thể nắm được hoàn toàn công nghệ. Nhưng ít ra, chúng tôi đã lập được một đội ngũ để sau đó về trong nước bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên.

Thứ hai, cán bộ về công nghệ vũ trụ hiện nằm rải rác ở các cơ quan khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi phải tập trung lại ở Viện này, có như vậy mới tận dụng được khả năng của họ. 

Nhân lực trẻ cho công nghệ vũ trụ hiện nay có, nhưng chưa đủ. Chỉ riêng về vấn đề viễn thám đã rộng vô cùng. Tôi nói đơn cử như cán bộ để tập hợp cơ sở dữ liệu. Chúng ta đã có tất cả các hình ảnh trên đất nước, với độ phân giải cao, cần nhiều người để làm. 

Tôi lấy ví dụ, chỉ thông qua Google chúng ta có thể chụp ảnh được ngôi nhà. Câu hỏi đặt ra, ô nhiễm dầu trên biển vừa rồi nếu hệ thống thu ảnh tốt, độ phân giải cao chắc chắn chúng ta sẽ phát hiện được nguồn gốc ô nhiễm. Do vậy, nhu cầu ảnh rất lớn. Chỉ riêng việc ngồi quan sát ô nhiễm môi trường biển ra sao cũng tốn rất nhiều cán bộ. 

LangHCM01.jpg
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn qua ảnh vệ tinh (Ảnh: Tư liệu Viện Công nghệ Vũ trụ)

- Việc đào tạo nhân lực thời gian tới sẽ như thế nào, đặc biệt khi công nghệ vũ trụ là ngành khoa học còn rất mới mẻ tại Việt Nam, thưa GS?

- Đào tạo nhân lực phải bắt đầu ngay từ khi còn là học sinh phổ thông, bởi vì đây là lĩnh vực mới. Từ nhỏ, nhiều em chỉ biết đến vi tính, công nghệ thông tin... nhưng khái niệm về công nghệ vũ trụ thì nhiều người không biết, trong khi thực tế ứng dụng rất rõ. Sau đó, chọn những người giỏi (ở cấp đại học) cho đi đào tạo nước ngoài. Trong việc này, chúng tôi đã liên kết với Trường Đại học Công nghệ. 

Tôi nghĩ, từ lúc đào tạo ra đến khi đi làm được cũng mất 5-7 năm. Ngay bây giờ triển khai thì cũng phải 10 năm nữa mới có cán bộ.

Đây là một ngành khoa học hết sức hấp dẫn, khả năng hợp tác quốc tế cao, đòi hỏi các cán bộ phải thật giỏi năng lực, chuyên môn, ngoại ngữ.

- Việt Nam sẽ hợp tác với Mỹ, Nga hay Trung Quốc trong lĩnh vực này? Dường như chúng ta có vẻ như đang ưu tiên Nhật Bản? 

- Chúng tôi chủ trương mở rộng hợp tác với tất cả các nước. Chúng ta tiếp nhận công nghệ nào tiên tiến, phù hợp nhất. Vừa qua, chúng tôi mới ký kết ở cấp độ biên bản ghi nhớ với nhiều nước, như các cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Nhật Bản, Pháp...

- Xin cảm ơn ông.

  • Hà Yên (thực hiện)
,
,