Đôi điều về rùa tai đỏ - động vật xâm hại
19:39' 24/02/2004 (GMT+7)

Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) có lẽ là loài rùa nổi tiếng và dễ nhận dạng nhất. Mai của nó mượt và hơi cong với những sọc vàng ở lưng, một mảng đỏ hoặc thỉnh thoảng là vàng ở ngay đằng sau mắt.

Thức ăn và thói quen

Mai rùa tai đỏ thường được bao phủ bởi một lớp tảo dày.

Rùa tai đỏ là động vật ăn tạp, chủ yếu sống ở dưới nước. Do lưỡi bất động nên chúng không thể nuốt thức ăn trên đất liền, phải kiếm ăn dưới nước. Rùa hiếm khi ra khỏi nước, ngoại trừ để đẻ trứng hoặc di cư tới một vùng nước mới. Rùa con chủ yếu ăn thịt, dành phần lớn thời gian săn đuổi cá, côn trùng, nòng nọc, ếch, tôm, ốc sên... Chúng dần dần chuyển sang ăn thực vật khi lớn tuổi hơn.  Rùa tai đỏ cũng ăn xác thối động vật.

Rùa trưởng thành sống qua mùa đông trong bùn ở đáy sông hoặc ao nước ngọt. Trong thời kỳ hoạt động, chúng dành thời gian tắm nắng xen kẽ với việc tìm thức ăn dưới nước. Ban đêm, chúng chui xuống đáy hồ. Mọi người thường nhìn thấy rùa tắm nắng trên các khúc gỗ, trên bờ, đá hoặc thảm thực vật bởi chúng là loài máu lạnh. Chúng rất nhút nhát và ngay lập tức bò uống nước từ điểm tắm nắng khi bị kích thích.

Rùa tai đỏ thích các vùng nước lặng với nhiều bùn ở đáy và thảm thực vật phong phú. Chúng hiếm khi xuất hiện ở vùng nước động. Mặc dù tỷ lệ chết của các con non rất cao song rùa trưởng thành sống tới 50-70 năm. Rùa tai đỏ sống ở cả vùng nước ngọt và nước lợ. Tuy nhiên, chúng nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.

Sinh sản

Tỏ tình.

Trong mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 tới tháng 7, rùa cái có thể bị một "kẻ theo đuổi" dụ dỗ. Con đực cố giành tình cảm của rùa cái bằng cách tham gia vào các hoạt động tán tỉnh, như... bơi lùi trước mặt rùa cái với chân trước duỗi ra. Khi rùa cái sẵn sàng giao phối, nó sẽ dùng móng để vuốt chân trước của rùa đực. Rùa đực leo lên lưng rùa cái từ phía sau và bám chặt  bằng vuốt...

Rùa cái tai đỏ có thể đẻ tới 3 ổ trứng trong một năm, mỗi ổ có từ 4-23 trứng. Chúng thường lên bờ, đào một hố nông, hình hũ rượu, rộng chừng 8-25cm, sâu 120-140cm rồi đẻ trứng vào đó. Cuối cùng, chúng lấp hố bằng đất và các vật liệu khác để bảo vệ trứng khỏi kẻ săn mồi cũng như các yếu tố thiên nhiên bất lợi khác. Rùa con nở sau đó 60-75 ngày.

Tác động tới môi trường

Một bể nuôi rùa tai đỏ làm cảnh. Một loài động vật cảnh "dễ thương" sẽ hóa thành loài động vật xâm hại nguy hiểm khi "thoát" ra ngoài bể nuôi!

Rùa cái thường lớn hơn rùa đực. Con đực trưởng thành có thể đạt tới chiều dài 90-100mm khi được 2-5 tuổi và kích cỡ tối đa là 28,9mm. Rùa con mới nở dài 2-3,5cm. Quê hương của rùa tai đỏ là Bắc Mỹ, tập trung ở thung lũng sông Mississippi từ miền Bắc IIIinois và Indiana tới phía bắc Vịnh Mexico, Texas và Alabama, và còn có thể rộng hơn nữa. Tuy vậy, rùa cái tai đỏ vẫn được gọi là "rùa Florida".

Mặc dù rùa tai đỏ được du nhập tới nhiều nơi trên thế giới làm vật cảnh song chúng lại bị Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) liệt vào danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu.

Minh Sơn (Tổng hợp)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cúm gà lây lan cao xuất hiện ở Mỹ (24/02/2004)
Khám phá bí ẩn của nọc rắn (23/02/2004)
Cúm gia cầm đe dọa nỗ lực xóa đói nghèo ở châu Á (23/02/2004)
Tài nguyên biển, sinh cảnh ven biển Việt Nam bị đe dọa! (22/02/2004)
Nam Á với nỗi ám ảnh mang tên "H5N1" (17/02/2004)
Crittercam - camera dành cho thế giới sinh vật (12/02/2004)
Từ gà Việt, gà Nhật, ngỗng Trung Quốc: virus có họ với nhau (12/02/2004)
"Làng thận" và những đường dây buôn lậu nội tạng (12/02/2004)
Cúm gà lây lan mạnh ở Lào và Mỹ (11/02/2004)
Chưa phát hiện virus cúm gia cầm ở lợn Việt Nam (07/02/2004)
Trung Quốc thừa nhận: hệ thống kiểm soát bệnh dịch yếu kém! (05/02/2004)
Khi thế giới quay lưng với... con gà Thái Lan (04/02/2004)
Gần 4.000 ca ghép gan từ người cho còn sống (31/01/2004)
Cúm gà bắt nguồn từ Trung Quốc? (29/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang